Page 540 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 540
2. … Đến trở thành người chiến sĩ cộng sản quốc tế
Giữa lúc cuộc chiến tranh thế giới đang diễn ra ác liệt, tình hình Đông
Dương đang có những biến động, vào khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất
Thành từ Anh trở lại Pháp. Vừa hoạt động chính trị vừa kiếm sống một cách
chật vật, khi thì làm thuê cho một hiệu ảnh, khi thì vẽ thuê cho một xưởng đồ cổ
mỹ nghệ Trung Hoa nhưng tinh thần anh rất kiên trì, hăng say. Anh thường
xuyên gặp gỡ những người Việt Nam ở Pháp có tư tưởng và khuynh hướng tiến
bộ như Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường. Nguyễn Ái Quốc cũng thường rải
truyền đơn tố cáo tội ác bọn thực dân Pháp ở Việt Nam và từng bước tham gia
vào cuộc đấu tranh của phong trào công nhân, lao động Pháp. Lúc này, Nguyễn
Ái Quốc ủng hộ Cách mạng tháng Mười mới chỉ theo cảm tính tự nhiên chứ
chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó và cũng chưa hề đọc quyển sách nào
của Lênin. Tác giả Trần Dân Tiên viết: “Ông Nguyễn là một người yêu nước
quyết tâm hy sinh tất cả vì Tổ quốc nhưng ông Nguyễn lúc đó rất ít hiểu biết về
chính trị, không biết thế nào là Công hội, thế nào là bãi công và thế nào là chính
1
đảng” . Khoảng đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc trở thành người Việt Nam đầu
tiên vào một chính đảng Pháp. Đồng chí Misen Decsini nhớ việc Nguyễn Ái
Quốc đến với Đảng như sau: “Thời ấy, Nguyễn ăn mặc rất nghèo nàn nên khó
mà đoán nổi tuổi anh… duy có cặp mắt rất sáng, thông minh, tia nhìn như lôi
2
cuốn người đối diện” . Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh kể lại: “Tôi tham gia
Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các "ông bà" ấy - hồi đó tôi gọi các đồng chí
của tôi như thế - đã tỏ ra đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị
áp bức. Còn như đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
3
sản là gì, thì tôi chưa hiểu” .
Ngày 18/6/1919, đại diện các nước đế quốc tham gia chiến tranh thế giới
lần thứ nhất đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxây. Thay mặt những người yêu
nước Việt Nam tại Pháp, người thanh niên yêu nước đã gửi đến Hội nghị Bản
yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm, ký tên Nguyễn Ái Quốc. Tên gọi
Nguyễn Ái Quốc như một ánh sáng, một niềm hy vọng đã lóe sáng trong bầu
trời đen thẳm. Đồng chí Bùi Lâm, một đảng viên lão thành của Đảng Cộng sản
Việt Nam, nhớ lại hành động của Nguyễn Ái Quốc đã gây ấn tượng mạnh mẽ:
“Người Việt Nam coi đó là tiếng sấm mùa xuân… Ngay tại thủ đô nước Pháp,
trên diễn đàn quốc tế, có một người Việt Nam ngang nhiên đứng ra đòi quyền
lợi chính đáng cho cả dân tộc mình, dư luận thế giới xôn xao bàn tán. Ai mà
__________
1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 31.
2. Thu Trang, Nguyễn Ái Quốc tại Paris (1917-1923), Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1989,
tr.58.
3. https://baotanghochiminh.vn/con-duong-dan-toi-den-chu-nghia-lenin.htm.
538