Page 566 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 566

trọng trong tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Người đã từ
                      chủ  nghĩa  yêu  nước  đến  với  chủ  nghĩa  Mác-Lênin,  từ  một  nhà  yêu  nước  trở
                      thành một chiến sĩ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.

                            Như vậy, khác với các nhà yêu nước đương thời, Nguyễn Ái Quốc đã tìm
                      thấy  lý  luận  cách  mạng đó  là  chủ  nghĩa  Mác-Lênin,  ánh sáng  của chủ nghĩa
                      Mác-Lênin sọi rọi cho Nguyễn Ái Quốc con đường đấu tranh giải phóng không
                      chỉ cho dân tộc Việt Nam mà còn cho tất cả các dân tộc bị áp bức.
                            Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái  Quốc đã tìm thấy con đường
                      cứu nước đúng đắn - đưa cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng vô
                      sản, mở đường cho cách mạng Việt Nam ra khỏi cuộc khủng hoảng về đường lối
                      cứu nước, gắn với phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng
                      thế giới.  Từ  đó,  Người  đã  tích cực truyền  bá  chủ nghĩa  Mác-Lênin  về nước,
                      chuẩn bị mọi điều kiện về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng
                      Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.


                            5. Quyết định truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước, chuẩn bị về tư
                      tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

                            Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, cùng với
                      việc  thực hiện những  nhiệm  vụ đối  với phong  trào cộng sản và  công nhân
                      quốc tế, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt
                      Nam.  Đây  là quá trình  Người từng bước vạch ra đường lối chiến lược cho
                      cách mạng Việt Nam.
                            Tháng 4/1921, khi còn ở Pháp, trong bài báo Đông Dương, Người phê phán
                      sai lầm của một số đảng cộng sản ở các nước tư bản phát triển vì “chưa quan
                      tâm  đến  vấn  đề  thuộc  địa”,  tháng  5  năm  đó,  cũng  như  trong  bài  báo  “Đông
                      Dương”,  Người  cho  rằng:  “Chế  độ  cộng  sản  có  áp  dụng  được  ở  châu  Á  nói
                      chung và ở Đông Dương nói riêng”, Người dự đoán: “Ngày mà hàng trăm triệu

                      nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của
                      một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng
                      lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản
                      là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương
                                                                   1
                      Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn” .
                            Tháng 7/1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách mạng ở nhiều
                      nước thuộc địa đã sáng lập nên Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Tuyên ngôn
                      của Hội do Người khởi thảo đã nêu bật tư tưởng muốn giải phóng dân tộc phải
                      dựa vào sức mình là chính, phải tự lực tự cường: “Công cuộc giải phóng anh em
                      chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Hội đã ra tờ báo Le
                      Paria  (Người  cùng  khổ).  Trong  truyền  đơn  cổ  động  mọi  người  mua  báo,

                      __________
                              1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 48.


                                                               564
   561   562   563   564   565   566   567   568   569   570   571