Page 567 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 567

Nguyễn Ái Quốc đã phát triển lời kêu gọi đoàn kết quốc tế của Mác-Lênin “Lao
                      động tất cả các nước đoàn kết lại”. Báo Người cùng khổ ra đời đã tạo “một luồng
                      gió mới thổi đến nhân dân các nước thuộc địa”, “đã làm cho nước Pháp chân

                      chính biết rõ những việc xảy ra trong thuộc địa”, “đã thức tỉnh đồng bào chúng
                      ta” khiến cho đồng bào chúng ta nhận rõ về nước Pháp, và tội ác của thực dân
                      Pháp. Ngoài việc viết bài cho báo Nhân đạo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng
                      sản Pháp, báo La Vie Ouvrière (Đời sống công nhân), Người đã dự Đại hội lần
                      thứ nhất và lần thứ hai của Đảng Cộng sản Pháp. Người tiếp tục chỉ ra những sai
                      lầm của Đảng Cộng sản Pháp về vấn đề thuộc địa.
                            Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu viết tác phẩm nổi tiếng Bản
                      án chế độ thực dân Pháp nhằm mục đích vạch trần bản chất của chủ nghĩa đế
                      quốc và kêu gọi “Dân bản xứ không cam chịu được mãi, phải vùng lên”. Trong
                      tác phẩm này, Người nêu lên mối quan hệ giữa cách mạng vô sản và cách mạng
                      giải phóng dân tộc qua hình ảnh chủ nghĩa đế quốc là con đỉa hai vòi: “Chủ
                      nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc

                      và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật
                      ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì
                      cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục
                                                                   1
                      sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra” . Tác phẩm Bản án chế độ thực dân
                      Pháp là tác phẩm chính trị vô sản đầu tiên của cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa
                      lớn về mặt lý luận và thực tiễn, đồng thời có giá trị về văn học. Khi được truyền
                      bá về Việt Nam, tác phẩm đã góp phần thúc đẩy cách mạng tiến tới, thức tỉnh và
                      thôi thúc dân tộc ta cùng với các dân tộc bị áp bức trên thế giới đứng lên đấu
                      tranh giải phóng dân tộc.
                            Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Pêtơrôgrát (Liên Xô). Ở đó, Người

                      có điều kiện học tập, nghiên cứu sâu sắc hơn chủ nghĩa Mác - Lênin. Người phát
                      triển thêm những quan điểm chính trị của mình đã hình thành ở Pháp. Từ đây,
                      những tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc về những vấn đề chiến lược
                      quan trọng trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã dần được xác định một
                      cách rõ nét. Tháng 10/1923, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ nhất Quốc tế
                      Nông dân. Đại hội đã bầu Người vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân và Ban
                      Chấp hành bầu Người làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch. Năm 1924, Người dự Đại hội
                      của thanh niên, phụ nữ quốc tế và Đại hội lần thứ  V của Quốc tế  Cộng sản,
                      Người tiếp tục phê bình những thiếu sót của nhiều đảng cộng sản ở Tây Âu về
                      vấn đề dân tộc thuộc địa và Người thẳng thắn nêu lên thiếu sót đó của Quốc tế
                      Cộng sản. Ngoài ra, Người còn chú ý nghiên cứu chế độ mới ở Liên Xô, Người
                      nhận rõ lúc này dù thiếu thốn, nhân dân Liên Xô đã dành cho trẻ em những “cái

                      gì tốt nhất”, nhà nước hết sức chăm lo về giáo dục và y tế cho nhân dân. Qua đó,
                      __________
                              1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 130.


                                                               565
   562   563   564   565   566   567   568   569   570   571   572