Page 568 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 568

Người nêu bật lên những phẩm chất ưu việt của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Liên
                      Xô đang xây dựng và xác định đó cũng là xã hội mà cách mạng Việt Nam sau
                      khi giải phóng dân tộc sẽ hướng tới. Người còn viết nhiều bài báo ca ngợi công

                      lao vĩ đại, đạo đức cao cả của Lênin. Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến
                      Quảng Châu (Trung Quốc) làm nhiệm vụ đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản và
                      trực tiếp chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
                            Tháng 6/1925, từ nhóm cộng sản đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội
                      Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nhằm tập hợp những thanh niên Việt Nam
                      yêu nước, có xu hướng cứu nước, giải phóng dân tộc. Ngưởi mở những lớp huấn
                      luyện cán bộ và cho ra đời tờ báo Thanh niên với mục đích truyền bá chủ nghĩa
                      Mác-Lênin, đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào
                      yêu nước ở Việt Nam. Phần lớn những thanh niên đã được huấn luyện trở về

                      nước hoạt động và số còn lại được đưa sang Liên Xô tiếp tục học tập. Năm 1928,
                      Hội  đề  ra  chủ  trương  “vô  sản  hóa”,  đưa  hội  viên  vào  nhà  máy,  hầm  mỏ,  xí
                      nghiệp, đồn điền. Chủ trương này có tác dụng rèn luyện những trí thức tiểu tư
                      sản về lập trường giai cấp công nhân và bước đầu kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin
                      với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Hội kết nạp ngày càng nhiều
                      hội viên, năm 1928 có 300 hội viên, năm 1929 có 1.700 hội viên, nếu kể cả hội

                      viên dự bị thì gần 3.000 người. Từ năm 1926 đến năm 1929, Hội có cơ sở ở
                      nhiều trung tâm kinh tế, chính trị trong cả nước, trở thành một lực lượng chính
                      trị yêu nước lớn mạnh có sức thu hút lớn ở trong nước lúc bấy giờ, hoàn thành
                      về mặt tổ chức, tạo tiền đề cho sự ra đời của Đảng.
                            Nội  dung  những  bài  giảng  trong  lớp  huấn  luyện  ở  Quảng  Châu  được
                      Nguyễn Ái Quốc tập hợp thành tác phẩm Đường kách mệnh. Nội dung của tác
                      phẩm đã phác thảo nên đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc được diễn đạt

                      một cách vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ, sao cho đồng bào xem rồi nghĩ lại, nghĩ lại thì
                      tỉnh dậy, tỉnh dậy thì cùng nhau đứng lên đoàn kết nhau lại mà làm cách mạng.
                      Tác phẩm gồm các vấn đề chính sau đây:
                            - Giới thiệu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, từ cuộc cách mạng
                      tư sản Mỹ năm 1776 đến cách mạng tư sản Pháp năm 1789, từ Công xã Pari năm
                      1871 đến Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, và sau khi so sánh cách mạng

                      tư sản với cách mạng vô sản, Người khẳng định: “Trong thế giới bây giờ chỉ có
                      cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng
                      được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng
                                                                                             1
                      giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam” . Nguyễn Ái
                      Quốc nhấn  mạnh:  “Làm sao cách  mệnh rồi thì quyền giao  cho dân chúng số
                      nhiều, chớ để trong tay một số người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân

                      __________
                              1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 304.


                                                               566
   563   564   565   566   567   568   569   570   571   572   573