Page 573 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 573

Bàn  về  tinh  thần  pháp  luật  của  Montesquieu  và  Bàn  về  khế  ước  xã  hội  của
                      Rousseau.  Mặc  dù,  các  nhà  tư  tưởng  không  trực  tiếp  bàn  về  nhà  nước  pháp
                      quyền xong những luận điểm quan trọng trong các tác phẩm trên đã đặt nền tảng

                      cho sự hình thành lý luận về nhà nước pháp quyền hiện đại.
                            Thứ nhất, tư tưởng về tổ chức quyền lực trong nhà nước pháp quyền
                            Quan điểm tự do là xuất phát điểm hình thành tư tưởng tổ chức quyền lực
                      của Montesquieu và Rousseau.
                            Hai nhà tư tưởng rất đề cao tự do bởi đó là phần thiêng liêng nhất, quý giá
                      nhất của tự nhiên nơi con người. “Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà
                                      1
                      luật cho phép” . Tuy nhiên, “người ta sinh ra tự do nhưng rồi đâu đâu cũng sống
                                         2
                      trong xiềng xích” . Vì vậy, để bảo vệ tự do chống lại sự xâm phạm từ các cá
                      nhân khác và sự lạm quyền của người cầm quyền, cần phải tổ chức quyền lực
                      nhà nước dựa trên sự phân quyền, kiềm chế, kiểm soát giữa các nhánh quyền lực.
                            Theo đó, quyền lực nhà nước được phân chia thành ba nhánh: lập pháp,
                      hành pháp, tư pháp - độc lập, kiềm chế, kiểm soát lẫn nhau. Quyền lập pháp, thể

                      hiện ý chí chung của một quốc gia, được trao cho đại biểu của dân nắm giữ, làm
                      ra  các thứ luật, sửa  đổi hoặc hủy  bỏ  luật.  Quyền hành  pháp,  thực hiện  ý chí
                      chung, được giao cho một người nắm giữ, thực hiện luật, thiết lập an ninh, quyết
                      định hòa hay chiến, đề phòng xâm lược. Quyền tư pháp, trừng phạt và phân xử
                      tranh chấp của nhân dân, giao cho đoàn thể nhân dân nắm giữ, hoạt động không
                      thường trực (thời gian do luật định hoặc tùy sự cần thiết).
                            Theo Montesquieu, các nhánh quyền lực trên không chỉ được phân chia mà
                      còn độc lập với nhau: quyền lập pháp phải tách khỏi hành pháp, quyền tư pháp
                      tách khỏi lập pháp và hành pháp bởi “nếu ba quyền nhập làm một thì tất cả sẽ
                               3
                      mất hết” . Trong mối quan hệ chế ước quyền lực, hành pháp có quyền ngăn cản
                      dự định của cơ quan lập pháp, thậm chí bác bỏ quyết định đó để cơ quan lập
                      pháp không trở thành chuyên chế. Ngược lại, cơ quan lập pháp không có quyền
                      ngăn cản hành pháp (bởi hành pháp sẽ bị thủ tiêu) nhưng nó được quyền xem
                      xét việc thực hiện các đạo luật đã ban hành.
                            Với quan điểm toàn bộ quyền lực nhà nước thống nhất, thuộc về nhân dân,
                      Rousseau đã khẳng định việc thực thi quyền lực do nhân dân trực tiếp thực hiện.
                      Ông nhắc nhở rằng những người đại diện cho dân “không phải và không thể là
                      người thay mặt nhân dân, họ chỉ có thể là ủy viên chấp hành chứ không thể thay
                      mặt nhân dân để quyết định một vấn đề gì dứt khoát”. Sự phân chia quyền lực
                      theo ông, không phải là sự phân lập mà cần được hiểu là “những bộ phận quyền
                      hành được chia tách ra đều phụ thuộc vào quyền lực tối cao, mọi bộ phận đều


                      __________
                            1. Montesquieu, Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2018.
                            2. Rousseau, Bàn về khế ước xã hội, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2018.
                            3. Montesquieu, Bàn về tinh thần pháp luật, Sđd.


                                                               571
   568   569   570   571   572   573   574   575   576   577   578