Page 606 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 606

Nếu  như  phần  lớn  những  người  Việt  Nam  yêu  nước  lúc  bấy  giờ  đều
                      hướng sang các nước phương Đông thì Nguyễn Tất Thành lại tìm đường sang

                      phương Tây. Pháp là nước đầu tiên Người mong muốn đến, bởi nước Pháp có
                      truyền thống tự do, bình đẳng, bác ái và nền văn  minh của chính quốc mà
                      Người được nghe và sự tàn bạo của bọn thực dân ở thuộc địa mà Người đã
                      chứng kiến. Mục đích đi sang Pháp là tìm hiểu tận gốc kẻ thù đang áp bức nô
                      dịch  đất  nước  mình,  để  có  phương  pháp  đấu  tranh  đúng  đắn.  Như  sau  này
                      Người chia sẻ, muốn đánh Pháp thì phải hiểu gốc rễ của thực dân Pháp và
                      phải học cách tổ chức của những dân tộc mạnh hơn Pháp. Đây là một quyết

                      định có ý nghĩa lịch sử, thể hiện rõ tầm nhìn, tư duy độc lập, sáng tạo của
                      Người. Nguyễn Tất Thành đã mở tầm nhìn ra thế giới để xem cho rõ, tới tận
                      nguồn sẵn sàng tiếp thu tinh hoa, trí tuệ của nhân loại. Qua đó thể hiện một ý
                      chí, quyết tâm vô cùng mạnh mẽ mang tầm thời đại, đáp ứng được đòi hỏi
                      khách quan của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Bằng trí tuệ văn hóa mở,
                      tình yêu nước, thương dân, với hoài bão lớn lao, Người đã ra đi để tìm hiểu

                      nền văn minh thế giới, học hỏi để trở về giúp đồng bào.
                            Lựa chọn cách đi mới. Trước Nguyễn Tất Thành đã có nhiều người xuất
                      dương  tìm  đường cứu  nước.  Nhưng  khác  với  các bậc tiền  bối,  Người  rời  Tổ
                      quốc sang phương Tây trong vai trò là một người lao động làm thuê (làm phụ
                      bếp trên tàu Amiral Latouche Tréville) với mong muốn tìm hiểu, khám phá và
                      học hỏi về thế giới.
                            Bằng lao động, Người đã hòa mình vào cuộc sống của nhân dân cần lao
                      trên toàn thế giới, hiểu và đồng cảm được nỗi thống khổ, những nguyện vọng, ý

                      chí, năng lực của họ. Với tầm hiểu biết rộng lớn và vốn thực tiễn sâu sắc, phong
                      phú, Nguyễn Tất Thành đã nhận thức về thế giới và thời đại theo một lập trường
                      và quan điểm mới so với các nhà yêu nước đương thời.
                            Mục đích ra đi là để tìm kiếm và học hỏi. Nói về mục đích ra đi của mình,
                      năm 1923, Nguyễn Ái Quốc trả lời một nhà báo Nga rằng: “Khi tôi độ mười ba

                      tuổi, lần đầu tiên tôi nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng
                      tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở
                      ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn
                                                 1
                      đằng sau những chữ ấy” . Một lần khác, trả lời một nhà văn Mỹ, Người nói:
                      “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi
                      nhau ai sẽ là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này
                      nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ.
                                                                                           2
                      Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi” .

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr. 29-30.
                            2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 30.


                                                               604
   601   602   603   604   605   606   607   608   609   610   611