Page 604 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 604
vậy, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc của Việt Nam đã lâm vào khủng hoảng và bế tắc. Những thất bại trong các
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc càng hun đúc thêm tinh thần yêu nước
của nhân dân ta. Nó chứng minh rằng đường lối cứu nước theo tư tưởng phong
kiến hay tư tưởng dân chủ tư sản đều không giải quyết được yêu cầu của lịch sử
đặt ra. Việc tìm ra con đường cứu nước, giành lại độc lập dân tộc, mở đường cho
đất nước phát triển trở thành đòi hỏi khách quan, cấp bách.
* Truyền thống yêu nước của quê hương và định hướng giáo dục của gia
đình
Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh được sinh ra tại xã Kim Liên, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây là nơi có truyền thống yêu nước và là quê hương của
nhiều bậc danh nhân, sĩ phu, anh hùng hào kiệt. Sinh ra trong một gia đình nhà
nho yêu nước, sống gần gũi với nhân dân, từ nhỏ, Nguyễn Tất Thành đã nhận
được sự chăm sóc, giáo dục và định hướng phát triển của gia đình. Điều này đã
tạo tiền đề, điều kiện cho những nhận thức và hướng đi mới trong hoạt động
cách mạng của Người sau này. Bằng trải nghiệm thực tế, khi cùng cha đến
những nơi có phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi, gặp gỡ các sĩ phu yêu
nước như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Đặng Thái Thân,... đã giúp Người
có điều kiện mở rộng tầm nhìn, tầm suy nghĩ, thấy rõ sự thống khổ của nhân dân.
Câu hỏi “làm thế nào để cứu nước” sớm được hình thành trong suy nghĩ của
người thiếu niên yêu nước.
Ông Nguyễn Sinh Sắc là người có tác động và ảnh hưởng lớn nhất đến
Nguyễn Tất Thành. Là nhà nho có tư tưởng tiến bộ, ông Sắc đã sớm cho các con
học chữ Pháp và tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Năm 1905, Nguyễn Tất
Thành được cha cho theo học trường Tiểu học Pháp - bản xứ tại Vinh.
Đó được coi là quyết định táo bạo và sáng suốt của ông Nguyễn Sinh Sắc,
bước đầu tạo điều kiện cho con được sớm tiếp xúc với văn hóa phương Tây
mà trực tiếp là văn hóa Pháp. Tại đây, lần đầu tiên Người biết đến khẩu hiệu:
Tự do - Bình đẳng - Bác ái trong Tuyên ngôn độc lập của nước Pháp và Người
mong muốn tìm hiểu những gì thực sự ẩn chứa đằng sau những chữ ấy. Từ năm
1906 đến 1908, Nguyễn Tất Thành cùng anh trai Nguyễn Tất Đạt tiếp tục được
theo học ở trường Tiểu học Pháp-Việt Đông Ba và trường Quốc học Huế, được
tiếp xúc với nhiều sách báo tiến bộ của phương Tây. Năm 1911, trên đường đi
vào phía Nam để chuẩn bị cho hành trình rời Tổ quốc, Nguyễn Tất Thành đã lên
Bình Khê (Bình Định) thăm cha. Ông Nguyễn Sinh Sắc đã thể hiện rõ quan
điểm với con rằng nước mất không lo đi tìm, tìm cha phỏng có ích gì. Điều này
càng khích lệ và thôi thúc quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của chàng thanh
niên Nguyễn Tất Thành.
Truyền thống yêu nước, hiếu học của quê hương và tư tưởng giáo dục
602