Page 607 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 607
Giống như tất cả những người Việt Nam lúc bấy giờ mang trong mình tình
yêu nước sâu sắc nhưng ở Nguyễn Tất Thành, tình yêu nước còn gắn liền với
thương dân. Vì vậy, mong muốn của Người là cứu nước đồng thời là cứu dân.
Người xuất dương với một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc
lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là những điều tôi
1
hiểu” . Mục tiêu nhất quán, xuyên suốt trong hành trình cứu nước của Nguyễn
Tất Thành là phải tìm con đường để vừa giành được độc lập cho Tổ quốc, vừa
mang lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa
Nguyễn Tất Thành với các nhà yêu nước đương thời, dẫn đến những khác nhau
trong tư duy, hoạt động thực tiễn và trong cả việc lựa chọn con đường cách
mạng Việt Nam.
2. Những nhận thức mới của Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) về thế
giới và xác định kẻ thù của dân tộc trong hành trình tìm đường cứu nước
Với quyết tâm tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, ngày 5/6/1911, từ
bến cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc sang Pháp và các nước
phương Tây. Để chuẩn bị cho chuyến đi đầy gian nan, thử thách này, Người đã
trang bị cho mình một vốn học vấn chắc chắn, lòng yêu nước, thương dân và
bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ, sáng tạo. Nguyễn Tất Thành đã đi đến nhiều
nơi trên thế giới để tìm hiểu, khảo sát, trải nghiệm và rút ra được một số nhận
thức sau:
Một là, cách mạng tư sản là cuộc cách mạng vĩ đại, nhưng không triệt để,
không giải phóng được công-nông và quần chúng lao động. Trong hành trình
tìm đường cứu nước của mình, Người đã đến và tìm hiểu tại các nước đã diễn ra
các cuộc cách mạng tư sản và đang là những nước tư bản phát triển bậc nhất trên
thế giới như: Pháp, Mỹ, Anh... Qua tìm hiểu và tận mắt chứng kiến đời sống
kinh tế, chính trị, xã hội ở những nước đó, Nguyễn Tất Thành đã hiểu hơn về
cách mạng tư sản và bản chất thật sự ở các nước tư bản.
Sau hơn một tháng lênh đênh trên biển, ngày 6/7/1911, Nguyễn Tất Thành
đến cảng Marseille, một thành phố cảng và cũng là một trung tâm công nghiệp
lớn của nước Pháp. Trái ngược với sự sầm uất, phát triển thường thấy của các
khu công nghiệp là cuộc sống nghèo khổ, cùng cực của những người dân lao
động. Giữa tháng 12/1912, Nguyễn Tất Thành tới nước Mỹ, Người dành phần
lớn thời gian cho học tập, nghiên cứu Cách mạng tư sản Mỹ (1776). Nguyễn Tất
Thành đến thăm những khu phố giàu có, tráng lệ bậc nhất ở thành phố New
York và cũng tìm đến các khu ổ chuột ở Harlem. Người đã tận mắt chứng kiến
sự đối lập giữa một bên là lối sống xa hoa của giới tư bản và một bên là cuộc
sống đói khổ, nhếch nhác của những người dân lao động ở nước Mỹ. Khi thăm
__________
1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 86.
605