Page 605 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 605

của gia đình đã góp phần hình thành nên nhân cách tốt đẹp, học thức, hoài
                      bão và lòng nhiệt huyết tìm hiểu thế giới của Nguyễn Tất Thành. Chính sự
                      giáo dục tư tưởng cứu nước, cứu dân theo hướng tiến bộ và đặt niềm tin vào

                      con của ông Nguyễn Sinh Sắc đã dần hình thành nên nhận thức, tạo ý chí và
                      động lực cho Nguyễn Tất Thành mong muốn tìm ra con đường đúng đắn để
                      giải phóng đất nước.
                            * Trí tuệ, bản lĩnh và nhãn quan chính trị của Nguyễn Tất Thành
                            Tuy  sinh  ra  và  lớn  lên  trong  một  gia  đình  nho  giáo  nhưng  Nguyễn  Tất
                      Thành không bị ràng buộc bởi tư tưởng trung quân như một số trí thức đương
                      thời. Tư tưởng yêu nước ở Người vừa kế thừa tinh hoa của chủ nghĩa yêu nước
                      truyền  thống,  vừa  bao  hàm  một  tinh  thần  đổi  mới  phù  hợp  với  yêu  cầu  giải
                      phóng dân tộc và xu thế của thời đại. Qua đó thể hiện được trí tuệ, bản lĩnh và
                      nhãn quan chính trị sắc bén của Người, thể hiện ở các nội dung:
                            Đánh giá đúng về tình hình đất nước và các phong trào yêu nước đương
                      thời. Từ nhận thức và hoạt động thực tiễn, với nhãn quan và dự cảm chính trị

                      nhạy bén, Nguyễn Tất Thành rất khâm phục ý chí đấu tranh, giành độc lập dân
                      tộc của các bậc tiền bối, nhưng cũng chỉ ra được các mặt hạn chế của các phong
                      trào yêu nước. Phong trào Đông Du tan rã, chứng tỏ không thể dựa vào Nhật để
                      đánh Pháp. “Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo
                                1
                      cửa sau” . Thất bại của phong trào Duy Tân cho thấy việc trông chờ vào thiện
                      chí của người Pháp để được trao trả nền độc lập chẳng khác gì “xin giặc rủ lòng
                               2
                      thương” . Khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám tuy có phần thực tế hơn, nhưng vẫn
                                                          3
                      “mang nặng cốt cách phong kiến” . Có thể thấy, đây là những hạn chế và bế tắc
                      về xác định mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ của cách mạng; về nhận thức bạn -
                      thù và phương pháp đấu tranh của các nhà yêu nước đương thời. Vì thế, Nguyễn

                      Tất Thành đã không đi theo vết xe đổ của các bậc tiền bối mà Người quyết tâm
                      phải tìm cho mình một hướng đi khác. Nhưng đi đâu và làm thế nào để cứu nước
                      là một câu hỏi lớn mà Người cần tìm kiếm, thử nghiệm để có lời giải. Đây chính
                      là những cơ sở lịch sử đầu tiên để trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn
                      Tất Thành có sự lựa chọn đúng đắn cho con đường cách mạng Việt Nam.
                            Tìm một hướng đi mới để cứu nước. Việc xác định và lựa chọn con đường
                      mới thể hiện sự nhạy cảm, thức thời, trí tuệ và bản lĩnh chính trị của Nguyễn Tất
                      Thành. Người thanh niên ấy đã dám từ bỏ cái cũ để tìm đến cái mới, từ bỏ cái lỗi
                      thời để đến cái tiên tiến, phù hợp với bản lĩnh dân tộc Việt Nam và thực tiễn của
                      thời đại.


                      __________
                            1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Thanh niên, Hà
                      Nội, 2012, tr. 14.
                            2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 14.
                            3. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 14.


                                                               603
   600   601   602   603   604   605   606   607   608   609   610