Page 608 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 608

tượng Nữ thần Tự do, Nguyễn Tất Thành không để ý đến ánh hào quang quanh
                      đầu tượng mà xúc động trước cảnh những nô lệ da đen dưới chân tượng. Bằng

                      những trải nghiệm qua các nước, Người nhận ra rằng ở chính các nước tư bản
                      phát triển cũng có những người lao động nghèo khổ, họ cũng đang bị bóc lột và
                      bị chà đạp.
                            Từ giữa năm 1913, Nguyễn Tất Thành đã đến làm việc, học tập và khảo sát
                      tại nước Anh. Đây là đất nước tư bản giàu mạnh và có nhiều thuộc địa trải rộng
                      khắp trên mặt địa cầu, đúng như các thủy thủ thường nói, mặt trời không bao giờ

                      lặn trên đất nước Anh. Một lần nữa, Người lại thấy điểm trái ngược giữa sự phát
                      triển mạnh mẽ vươn ra xâm chiếm khắp các châu lục của chủ nghĩa tư bản Anh
                      và sự giàu có của giới tư sản với cuộc sống bần hàn của người lao động Anh. Tại
                      đây, những người lao động vẫn thường xuyên đến nghe các buổi diễn thuyết về
                      quyền tự do, dân chủ và có các cuộc đấu tranh đòi quyền dân chủ và cải thiện

                      đời sống.
                            Bằng việc tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản điển hình trên thế giới, khảo
                      sát trực tiếp ở các nước tư bản Pháp, Anh, Mỹ và đời sống ở các nước thuộc địa,
                      Nguyễn Tất Thành đã có những đánh giá đúng về bản chất của các cuộc cách
                      mạng tư sản. Người đề cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người
                      của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nhưng chỉ rõ và phê  phán bản chất

                      không triệt để của các cuộc cách mạng ấy. Cách mạng tư sản đã phá tan xiềng
                      xích phong kiến cùng những luật lệ hà khắc và những ràng buộc vô lý để giải
                      phóng sức lao động của con người; Xây dựng nên một chế độ mới tiến bộ, phát
                      triển và văn minh hơn xã hội phong kiến. Nhưng sau cách mạng, những người
                      dân lao động vẫn tiếp tục bị tư bản bóc lột, họ vẫn không có tự do và không có

                      được hạnh phúc như những khẩu hiệu trong các bản Tuyên ngôn nêu ra. Đó là
                      các cuộc cách mạng đưa xã hội tiến lên theo chế độ cộng hòa, dân chủ nhưng
                      thực chất bên trong bóc lột công nông, bên ngoài thì áp bức thuộc địa. Đây là cơ
                      sở để Nguyễn Tất Thành khẳng định, con đường cách mạng tư sản không thể
                      đem lại độc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân các nước nói chung, nhân
                      dân Việt Nam nói riêng.

                            Hai là, nhận thức rõ về bạn và thù của nhân dân Việt Nam trên phạm vi thế
                      giới.
                            Khi  đến  Pháp,  Nguyễn  Tất  Thành  đã  nhìn  thấy  ở  Pháp  cũng  có  những
                      người nghèo khổ như ở nước mình. Một câu hỏi xuất hiện trong suy nghĩ: “Tại
                      sao  người  Pháp  không  “khai  hóa”  đồng  bào  của  họ  trước  khi  đi  “khai  hóa”
                                  1
                      chúng ta?” . Cũng tại đây,  anh được người bạn rủ vào một tiệm cà phê, thấy

                      __________
                            1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 19-20.


                                                               606
   603   604   605   606   607   608   609   610   611   612   613