Page 609 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 609
người bán hàng gọi anh bằng “ông” rất lịch sự. Qua nhiều lần tiếp xúc, anh có
1
cảm tưởng “người Pháp ở Pháp tốt, lễ phép hơn người Pháp ở Đông Dương” .
Đây được coi là nhận thức đầu tiên và quan trọng trong hành trình tìm đường
cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Anh phần nào biết được bản chất thực sự đằng
sau khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” của cuộc cách mạng tư sản Pháp.
Cảm nhận được sự khác biệt giữa bọn thực dân Pháp tàn ác, vô nhân đạo và
những người dân Pháp tốt bụng, lịch sự.
Anh tiếp tục hành trình tìm hiểu và khảo sát thế giới khi nhận làm thuê trên
một con tàu đi vòng quanh châu Phi. Tại các cảng biển khi tàu ghé qua, Nguyễn
Tất Thành đã tận mắt trông thấy những cảnh khổ cực, chết chóc của người da
đen dưới roi vọt của bọn thực dân. Sự kiện đó đã làm “Nguyễn Tất Thành rất
xúc động và khóc trước cách đối xử dã man của bọn thực dân da trắng đối với
người dân thuộc địa. Anh liên tưởng một cách tự nhiên đến số phận của người
dân Việt Nam, đồng bào khốn khổ của anh: họ cũng là nạn nhân của sự hung ác,
vô nhân đạo do bọn thực dân da trắng gây nên. Tính mạng của người bản xứ,
2
không kể da đen hay da vàng, đều không đáng giá một xu” .
Hòa mình với cuộc sống của những người lao động và tham gia trong
phong trào công nhân ở Pháp, Người tận mắt thấy cuộc sống cực khổ của nhân
dân các nước thuộc địa và sự bất công trên chính các nước tư bản phát triển.
Bọn tư sản thực dân có được cuộc sống xa hoa bằng việc đàn áp, bóc lột những
người dân lao động ở chính quốc và tại các nước thuộc địa. Từ đó, Người nhận
ra, dù ở các nước thuộc địa, phụ thuộc hay chính quốc, những người lao động
đều bị bọn đế quốc thực dân bóc lột, áp bức nặng nề. Chủ nghĩa yêu nước của
Người bắt đầu mang một tình cảm mới, tình cảm quốc tế trong sáng, là cơ sở
cho chủ nghĩa quốc tế vô sản của dân tộc Việt Nam sau này. Đó là sự đồng
cảm, đau xót trước cảnh tượng các dân tộc thuộc địa và người lao động trên thế
giới bị áp bức, bóc lột dã man. Từ đó, hình thành tình cảm và ý thức giai cấp -
một tình cảm cách mạng mang tính nhân văn sâu sắc. Người kết luận: “Dù màu
da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và
giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi:
3
tình hữu ái vô sản” . Kết luận này xác định rõ: Tất cả nhân dân lao động trên
toàn thế giới là bạn, phải cùng kề vai sát cánh để chống lại áp bức, đàn áp và
bóc lột của bọn thực dân, đế quốc.
Từ nhận thức và thực tiễn, Người đã phân biệt rõ bọn thực dân, đế quốc với
nhân dân lao động ở chính quốc và khẳng định: Thực dân đế quốc là kẻ thù
chung của nhân dân thuộc địa và cũng là kẻ thù của nhân dân lao động chính
__________
1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 19-20.
2. Song Thành, Hồ Chí Minh - Tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2010, tr. 58.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr. 287.
607