Page 610 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 610

quốc. Bởi vậy, cần phải đoàn kết liên minh nhân dân lao động ở thuộc địa và
                      chính quốc để chống lại kẻ thù chung. Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân
                      Pháp, Người đã nói về chủ nghĩa đế quốc thông qua hình tượng con đỉa hai vòi.

                      Theo Người, một vòi của nó sẽ bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc, một vòi
                      bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Muốn giết con vật ấy, phải đồng thời cắt cả
                      hai vòi, nếu chỉ cắt một vòi thì vòi còn lại tiếp tục hút máu và vòi bị cắt tiếp tục
                      mọc ra. Qua đó chứng tỏ, tất cả những người lao động trên thế giới là bạn còn
                      bọn chủ nghĩa thực dân đế quốc là thù. Nhiệm vụ chống chủ nghĩa đế quốc, thực
                      dân là nhiệm vụ chung của nhân dân lao động chính quốc và thuộc địa. Nhiệm
                      vụ đó đòi hỏi tinh thần đoàn kết của các lực lượng lao động trên toàn thế giới,
                      của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Nghĩa là, sự nghiệp giải phóng dân tộc
                      của nhân dân Việt Nam gắn liền với sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, những
                      người lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
                            Ba là, các dân tộc muốn giải phóng chỉ có thể dựa vào chính sức lực của
                      bản thân.

                            Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận họp Hội nghị
                      hòa bình ở Versailles (Pháp) để phân chia thuộc địa. Ngày 18/6/1919, với tên
                      gọi Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp
                      gửi tới Hội nghị một bản yêu sách gồm 8 điểm đòi các quyền về tự do, dân chủ
                      cơ bản cho nhân dân An Nam. Tham dự Hội nghị có cả Tổng thống Mỹ Wilson,
                      tác giả của Chương trình 14 điểm với chiêu bài dân tộc tự quyết. Nhưng bản
                      Yêu  sách  của  Người  không  được  Hội  nghị  xem  xét  đến.  Điều  này  đã  giúp
                                                                                                          1
                      Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ “chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn...” .
                      Những tuyên bố về quyền tự do, bình đẳng của nhà chính trị tư sản thực ra chỉ là
                      những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc. Bản Yêu sách không được chấp

                      nhận, nhưng đã đem lại cho Nguyễn Ái Quốc một nhận thức rằng, các dân tộc
                      muốn được giải phóng chỉ có thể dựa vào sức lực của chính mình.
                            Từ nhận thức trên, Nguyễn Ái Quốc càng tích cực tham gia hoạt động trong
                      phong trào của những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Sống hòa mình cùng
                      nhân dân lao động và  phong trào  đấu tranh  của  công  nhân  Pháp.  Nguyễn  Ái
                      Quốc say sưa hoạt động cách mạng, viết báo, hội họp, tuyên truyền, cổ động,
                      tham gia Đảng Xã hội Pháp,... Người tiếp tục khẳng định quan điểm phải dựa
                      vào chính sức lực của bản thân để làm cách mạng và tự giải phóng trong Tuyên
                      ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa (1921): Công cuộc giải phóng anh em chỉ có
                      thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em. Trong tác phẩm Đường
                      kách mệnh (1927), Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: muốn người ta giúp cho, thì trước
                      mình phải tự giúp lấy mình đã. Thông qua các hoạt động thực tiễn, Nguyễn Ái

                      Quốc đã truyền đạt tư tưởng đó đến những người yêu nước ở các thuộc địa và
                      __________
                            1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 35-36.


                                                               608
   605   606   607   608   609   610   611   612   613   614   615