Page 630 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 630
theo sát tình hình tại quê nhà đang trong những giờ phút nguy biến, đồng thời
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên theo dõi và có những chỉ thị kịp thời chỉ
đạo hoạt động của phái đoàn Việt Nam trong Hội nghị chính thức với Pháp.
Ngày 5/7/1946, trước ngày Hội nghị chính thức khai mạc, trưởng phái đoàn
Pháp Marx André đã thông báo với các đại biểu tham dự phái đoàn chủ trương
của Chính phủ Pháp: “Làm thế nào cho Hội nghị Phôngtennơblô thất bại mà
1
phía Việt Nam không có lý do gì để lên án chúng ta” . Ngày 6/7/1946, cuộc đàm
phán chính thức Việt - Pháp khai mạc tại lâu đài Fontainebleau. Ngay từ khi bắt
đầu hội nghị, hai phái đoàn đã đứng trước những mâu thuẫn như đã diễn ra ở
Hội nghị Đà Lạt.
Ngày 12/7/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức họp báo tại biệt thự Royal
Monceau, và Người nêu tuyên bố sáu điểm để giải quyết mối quan hệ Việt -
Pháp:
“1- Việt Nam đòi quyền độc lập. Độc lập không phải là đoạn tuyệt với
Pháp, mà ở trong Liên hiệp Pháp quốc, vì như thế thì lợi cả cho hai nước. Về
mặt kinh tế và văn hóa, Việt Nam vui lòng cộng tác với Pháp.
2- Việt Nam tán thành Liên bang Đông Dương, với Cao Miên và Ai Lao.
Nhưng quyết không chịu có một Chính phủ Liên bang.
3- Nam Bộ là một bộ phận của nước Việt Nam; không ai có quyền chia rẽ,
không lực lượng nào có thể chia rẽ.
4- Việt Nam sẽ bảo hộ tài sản của người Pháp. Nhưng người Pháp phải
tuân theo Luật lao động của Việt Nam, và Việt Nam giữ quyền mua lại những
sản nghiệp có quan hệ đến quốc phòng.
5- Nếu cần đến những người cố vấn, thì Việt Nam sẽ dùng đến người Pháp
trước.
2
6- Việt Nam có quyền phái sứ thần và lãnh sự đi các nước” .
Tuyên bố sáu điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là cơ sở chỉ đạo cuộc
đấu tranh của phái đoàn Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Fontainebleau.
Cuộc đàm phán diễn ra tại Hội nghị Fontainebleau từ ngày 13 đến ngày
30/7/1946, trải qua nhiều phiên họp, nhiều cuộc trao đổi trong và ngoài Hội nghị,
nhưng lập trường hai bên quá khác xa nhau nên cuộc đàm phán vẫn lâm vào bế
tắc như tại Hội nghị trù bị Đà Lạt. Phái đoàn Pháp đưa ra những điều kiện phi lý
và ngang ngược nhằm phá hoại cuộc đàm phán giữa hai bên, bất chấp lập trường
chính nghĩa và thiện chí hòa bình mà phái đoàn Việt Nam đưa ra. Trước những
bất đồng giữa hai bên không thể giải quyết, phiên họp ngày 10/9/1946 là phiên
họp cuối cùng. Hai bên ra về mà không đạt được bất kì thỏa thuận nào.
Trước những nguy cơ mối quan hệ Việt - Pháp đứng trước bờ vực tan vỡ
__________
1. Nguyễn Trọng Hậu, Hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ
1945-1950, Sđd, tr. 113.
2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 3, tr. 235.
628