Page 631 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 631

cũng như nhằm phá vỡ sự căng thẳng, bế tắc giữa hai phái đoàn tại Hội nghị
                      đàm phán, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động mở những cuộc tiếp xúc với các
                      đại diện Chính phủ Pháp, cố gắng đạt được một sự thỏa thuận, cũng từ đây nổi
                      bật vai trò, bản lĩnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh ngoại giao
                      nhằm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc, ngăn chặn một cuộc chiến tranh phi

                      nghĩa xảy ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần hội đàm với Thủ tướng Pháp
                      Bidault và Bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại Marius Moutet nhằm giải quyết sự bế
                      tắc của Hội nghị Fontainebleau. Bên cạnh đó, để tranh thủ sự đồng tình và ủng
                      hộ của Đảng Cộng sản Pháp, ngày 13/8/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho
                      Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp, yêu cầu mời tất cả các đồng chí Bộ trưởng là
                      đảng viên Đảng Cộng sản tới dự phiên họp Hội đồng Chính phủ Pháp vào ngày
                      14/8/1946 để thảo luận vấn đề Đông Dương. Người nhấn mạnh “Số phận Việt
                                                                      1
                      Nam tùy thuộc nhiều vào cuộc thảo luận đó” . Cũng trong ngày 13/8/1946, Chủ
                      tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn báo Franc - Tireur, Người tuyên bố: “Tôi
                      không muốn trở về Hà Nội tay không. Tôi muốn khi trở về nước sẽ đem về cho
                      nhân dân Việt Nam những kết quả cụ thể với sự cộng tác chắc chắn mà chúng
                                                   2
                      tôi mong đợi ở nước Pháp” .
                            Trước những cố gắng hàn gắn mối quan hệ giữa hai nước và thiện chí của
                      Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Chính phủ Pháp đã xuất hiện xu hướng muốn điều
                      đình và hợp tác với Chính phủ Hồ Chí Minh. Bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại
                      Marius Moutet cho rằng: “việc thực hiện hợp tác sẽ không dễ dàng gì nhưng còn
                                                                                        3
                      hơn là phát động một cuộc chiến tranh tốn kém về mọi mặt” . Tuy nhiên, quan
                      điểm này đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của phái chủ chiến trong Chính phủ
                      Pháp, chủ trương sử dụng sức mạnh quân sự, không cần đàm phán. Trước tình
                      hình này, để tỏ rõ thiện chí hòa bình của Việt Nam, để tranh thủ thêm thời gian
                      hòa  bình  chuẩn  bị  lực  lượng  cho  cuộc  kháng  chiến  sắp  tới,  rạng  sáng  ngày

                      15/9/1946,  Chủ tịch Hồ  Chí Minh  đã kí với  Bộ trưởng  Pháp  quốc  Hải ngoại
                      Marius Moutet bản Tạm ước. Bản Tạm ước gồm có 11 điều khoản, quy định
                      Việt Nam thừa nhận những quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp ở Việt Nam;
                      phía Pháp phải đình chiến và tôn trọng tự do dân chủ ở Nam Bộ. Hai bên cùng
                      nhau thỏa thuận sẽ mở lại cuộc đàm phán, chậm nhất là vào tháng 01/1947 để đi
                      đến một hiệp ước toàn diện cuối cùng.
                            Ngày 17/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời nước Pháp lên đường về nước,
                      kết thúc chuyến đi thăm hữu nghị nước Pháp kéo dài ba tháng, kể cả hành trình
                      là bốn tháng mười ngày. Chuyến đi thăm nước Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
                      là  hoạt  động ngoại  giao  cấp nhà  nước  đầu  tiên  của nước  Việt  Nam  Dân  chủ

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 3, tr. 256.
                            2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 3, tr. 256.
                            3.  Nguyễn Trọng  Hậu,  Hoạt  động  đối ngoại  của nước  Việt  Nam  dân  chủ  Cộng  hòa thời kỳ
                      1945-1950, Sđd, tr. 121.


                                                               629
   626   627   628   629   630   631   632   633   634   635   636