Page 632 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 632

Cộng hòa. Sự kiện này đã mang lại những thắng lợi to lớn về chính trị, đúng như
                      lời Tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc dân sau khi đi Pháp về:
                            “1. Chúng tôi đã đem lá quốc kỳ Việt Nam qua đến nước Pháp. Lá quốc kỳ
                      ta đã được Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp trọng thị, đã được người các nước
                      trọng thị.

                            2. Chúng tôi đã làm cho Chính phủ và nhân dân Pháp chú ý và hiểu rõ vấn
                      đề Việt Nam hơn trước. Mà thế giới cũng chú ý và hiểu rõ vấn đề Việt Nam hơn
                      trước.
                            3. Chúng tôi đã làm cho số đông người Pháp trở nên bạn hữu của dân Việt
                      Nam, hết sức tán thành Việt Nam độc lập và Việt - Pháp cộng tác một cách thật
                      thà, bình đẳng.
                            4. Chúng tôi đã làm cho địa vị các đoàn thể thanh niên, phụ nữ và lao động
                      Việt Nam được nâng cao thêm, vì các tổ chức thế giới đã công nhận các đoàn
                      thể ta là hội viên.
                            5. Hội nghị Việt - Pháp chưa kết thúc, tháng Giêng năm sau sẽ tiếp tục.
                      Nhưng Thỏa hiệp tạm thời 14/9, một là làm cho hai bên Việt - Pháp dễ làm ăn,
                                                                                                 1
                      hai là dọn đường cho cuộc hội nghị sau này tiến hành được thân thiện” .
                            Mặc dù ký kết với Chính phủ Việt Nam Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và bản
                      Tạm ước (14/9/1946), nhưng với dã tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa, Chính
                      phủ Pháp đã ráo riết sử dụng lực lượng quân sự phá hoại những điều đã ký kết.
                      Đứng trước thực tế không thể tiếp tục hòa hoãn với Pháp, ngày 19/12/1946, Chủ
                      tịch  Hồ  Chí  Minh  ra  Lời  kêu  gọi  toàn  quốc  kháng  chiến.  Cuộc  kháng  chiến
                      chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam đã chính thức bùng nổ vào lúc 20
                      giờ, ngày 19/12/1946.
                            Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm nước Pháp năm 1946 là sự kiện
                      quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự kiện diễn ra trong giai đoạn lịch

                      sử đặc biệt, đầy cam go của dân tộc. Chính phủ cách mạng Hồ Chí Minh vừa
                      mới được thành lập đã phải đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, bị các
                      thế lực “thù trong, giặc ngoài” bao vây, cô lập; nền kinh tế, tài chính của quốc
                      gia bị tàn phá và cạn kiệt. Trong điều kiện như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
                      lãnh đạo dân tộc vượt qua thử thách để tiếp tục tiến lên. Trong giai đoạn lịch sử
                      hiểm nghèo của dân tộc, sáng ngời lên trí tuệ và bản lĩnh nhà ngoại giao Hồ Chí
                      Minh. Bằng nhãn quan chính trị sắc bén, Người đã linh hoạt, mềm dẻo đề ra
                      những đối sách quan trọng nhằm đánh giá đúng từng kẻ thù, loại dần kẻ thù,
                      thực hiện kế sách “thêm bạn bớt thù”, “hòa để tiến”. Hiệp định sơ bộ được ký
                      kết đã tránh được tình trạng cùng một lúc đối đầu trực tiếp với hai lực lượng
                      quân sự mạnh Pháp và Tưởng, dành thời gian hòa hoãn để củng cố và phát triển
                      lực lượng cho cuộc kháng chiến. Nhận thấy thực dân Pháp không từ bỏ âm mưu
                      xâm lược Việt Nam một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không nề hà hiểm
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 468-469.


                                                               630
   627   628   629   630   631   632   633   634   635   636   637