Page 644 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 644

chính là cơ sở của văn hóa, do đó, kinh tế phải đi trước một bước, phải chú trọng
                      xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển
                      văn hóa. Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng, vì thế văn hóa phải dựa trên sự

                      kiến thiết, phát triển của cơ sở hạ tầng của xã hội thì văn hóa mới kiến thiết
                      được và có đủ điều kiện phát triển được. Đồng thời, đứng trên lập trường của
                      chủ nghĩa Mác-Lênin, Người còn khẳng định: “Trình độ văn hóa của nhân dân
                      nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân
                      chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây
                      dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
                             1
                      mạnh” . Theo quan điểm này, Hồ Chí Minh cho rằng văn hóa có tính tích cực,
                      chủ động, là động lực của kinh tế và chính trị, vì thế văn hóa phải ở trong kinh tế,
                      thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Luận điểm tiến bộ này của Chủ tịch Hồ Chí
                      Minh đặt nền móng cho quan điểm hiện nay của Đảng khi coi văn hóa là nền
                      tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
                      kinh tế - xã hội. Đối với nước ta, tăng trưởng kinh tế không phải là mục tiêu duy

                      nhất, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, giữ gìn bản sắc tốt
                      đẹp của văn hóa dân tộc và giải quyết những vấn đề an sinh xã hội.
                            Quan điểm nổi bật của Hồ Chí Minh về văn hóa là Người đã khẳng định
                      văn hóa là động lực, là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. Người nói: “Văn hóa
                      phải soi đường cho quốc dân đi”; “Phải đem văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực
                                                       2
                      hiện độc lập, tự cường, tự chủ” … Văn hóa tạo sức mạnh vật chất, tinh thần góp
                      phần đánh thắng ngoại xâm theo tinh thần văn minh thắng bạo tàn. Nếu kinh tế
                      nâng cao đời sống vật chất, thì văn hóa có tác dụng nâng cao đời sống tinh thần
                      của nhân dân.
                            Cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phát triển, nâng tầm văn hóa

                      Việt Nam còn thể hiện trong việc Người đưa ra quan điểm về xây dựng một
                      nền văn hóa mới với “Năm điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền văn
                      hóa dân tộc:
                            1. Xây dựng tâm lý: lý cách, tinh thần độc lập, tự cường.
                            2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
                            3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân
                      trong xã hội.
                            4. Xây dựng chính trị: dân quyền.
                                                  3
                            5. Xây dựng kinh tế” .
                            Nền  văn  hóa  mới  đó  phát  triển  với  ba  tính  chất:  dân  tộc,  khoa  học,  đại


                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 458-459.
                            2 .  Đình  Nam,  Phải  đặt  văn  hóa  ngang  hàng  kinh  tế,  chính  trị,  xã  hội,  theo  website
                      www.baochinhphu.vn, ngày 27/1/2021.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 458.


                                                               642
   639   640   641   642   643   644   645   646   647   648   649