Page 645 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 645

chúng. Để thay thế văn hóa nô dịch của chủ nghĩa thực dân, điều quan trọng
                      nhất là phải xây dựng một nền văn hóa mới cách mạng. Về xây dựng nền văn
                      hóa mới trên một số lĩnh vực cụ thể, Hồ Chí Minh nêu lên một số quan điểm nổi

                      bật như sau:
                            Thứ nhất, về giáo dục, Hồ Chí Minh cho rằng, “một dân tộc dốt là một dân
                      tộc yếu”, việc xây dựng nền giáo dục mới phải được coi là nhiệm vụ cấp bách,
                      có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, lâu dài, có tác dụng “… làm cho dân tộc chúng ta
                      trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng
                                                     1
                      với nước Việt Nam độc lập” . Vì thế, điều quan trọng trước tiên ngay sau khi
                      nước nhà vừa giành được độc lập là phải mở ngay chiến dịch chống “giặc dốt”.
                      Người xác định mục tiêu của giáo dục là thực hiện ba chức năng của văn hóa
                      bằng giáo dục: dạy và học để bồi dưỡng lý tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp;
                      mở mang dân trí; bồi dưỡng những phẩm chất và phong cách tốt đẹp… Những
                      quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục có tác dụng định hướng cho việc xây
                      dựng nền giáo dục mới phát triển đúng đắn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

                      xã hội và góp phần quan trọng vào quá trình đấu tranh thống nhất nước nhà.
                            Thứ hai, về văn hóa - văn nghệ, Hồ Chí Minh đã đưa ra các quan điểm cơ
                      bản định hướng cho việc xây dựng nền văn nghệ cách mạng: Văn hóa - văn nghệ
                      là một mặt trận, người hoạt động văn hóa, nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy,
                      tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng. Nội dung này
                      càng nhấn mạnh quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc khẳng định vai trò, vị
                      trí của văn hóa - văn nghệ trong sự nghiệp cách mạng, coi mặt trận văn hóa cũng
                      có tầm quan trọng như mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế. Tư tưởng này của Hồ
                      Chí Minh được hình thành từ những năm 20 thế kỷ XX và tiếp tục được phát
                      triển qua các giai đoạn cách mạng sau này. Ý nghĩa của quan điểm mặt trận văn

                      hóa, chiến sĩ văn hóa là “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác,
                                                                                         2
                      không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị” . “Cũng như các
                      chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng
                      chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân (…) Nói tóm tắt là phải đặt lợi ích
                                                                                                3
                      của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết” . Mặt trận
                      và chiến sĩ văn hóa còn mang nội dung “cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ
                      hịch cách mạng”. Đối với mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và tự do của văn
                      nghệ sĩ, Người chỉ rõ: dân tộc bị áp bức thì văn nghệ sĩ cũng mất tự do. Văn
                      nghệ muốn tự do phải tham gia cách mạng...
                            Thứ ba, về đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, Hồ Chí Minh khẳng
                      định, để xây dựng đời sống mới, trước hết phải xây dựng đạo đức mới, xây dựng


                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 7.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 246.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 246.


                                                               643
   640   641   642   643   644   645   646   647   648   649   650