Page 656 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 656

văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa nhân loại nói chung đã được thế giới ghi
                      nhận. Đại hội đồng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp

                      quốc (viết tắt là UNESCO), khóa họp lần thứ 24 tại Paris, từ ngày 20/10 đến
                      20/11/1987, đã thông qua Nghị quyết 24C/18.65 về kỷ niệm 100 năm Ngày sinh
                                                   1
                      của Chủ tịch Hồ Chí Minh . Nghị quyết đã ghi nhận năm 1990, đánh dấu 100
                      năm kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là danh nhân văn hóa thế
                      giới thứ 21 - là thời điểm được 88 quốc gia ra “Nghị quyết kỷ niệm”. Trên thế
                      giới, chưa có một danh nhân văn hóa nào được nhiều quốc gia đồng thuận và
                      cùng tổ chức kỷ niệm chẵn 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thời

                      điểm ấy.
                            Là danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được UNESCO
                      đánh giá cao ở ba cống hiến cho văn hóa.
                            Thứ nhất: Đề ra phong trào xóa nạn mù chữ đầu tiên vào năm 1945, ngay
                      sau khi tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây cũng là giai
                      đoạn đất nước cực kỳ khó khăn với bối cảnh nguy cơ mất nước đang hiện hữu,
                      đại bộ phận người dân đói ăn, thiếu mặc và thất học. Quan điểm này thể hiện
                      qua chủ trương: Diệt giặc dốt, diệt giặc đói, diệt giặc ngoại xâm; Vì lợi ích trăm

                      năm trồng người! (Liên Hợp Quốc vào đầu thập niên 90 mới đề ra cho thế giới
                      nội dung xóa nạn mù chữ).
                            Thứ hai: Đề ra Tết trồng cây để bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái.
                      Quan điểm này thể hiện qua câu nói: Vì lợi ích mười năm trồng cây!
                                                                                                        2
                            Thứ  ba:  Văn hóa  đối  thoại  là  văn  hóa  ưu  tiên.  Quan  điểm  đối  thoại  đi
                      trước đã được thực thi từ năm 1946. Liên Hợp Quốc coi Hồ Chí Minh là người
                      đầu tiên đề ra đối thoại và đã thực thi văn hóa đối thoại.
                            Liên Hợp Quốc còn xét về mặt đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với 24
                      năm là nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh được đánh giá luôn là biểu
                      tượng về nhân cách của người cầm quyền kiểu mới  - vô cùng trong sáng, giản
                      dị, một đời hy sinh cho hạnh phúc của người dân, vì dân phục vụ, không tha hóa,
                      không hề mưu lợi cá nhân. Nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đánh giá
                      như  là  hình  ảnh  của  “nền  văn  hóa  tương  lai”.  Năm  1923,  nhà  thơ  Nga  Osip

                      Mandelstam đã nhìn ra “Cả diện mạo Nguyễn Ái Quốc toát lên sự lịch thiệp và
                      tế nhị. Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa, không phải như văn hóa



                      __________
                            1 .  Xem  thêm:  Nguyễn  Xuân  Ba,  Chủ  tịch  Hồ  Chí  Minh,  vĩ  nhân  của  thế  giới,
                      http://tuanbaovannghetphcm.vn/chu-tich-ho-chi-minh-vi-nhan-cua-the-gioi/, truy cập ngày 7/4/2021.
                            2. Để thúc đẩy việc rút quân của quân đội Tưởng Giới Thạch, dù trong Tuần lễ Vàng phát động
                      năm 1946, Chính phủ chỉ thu được 375 kg vàng, nhưng ta vẫn chấp nhận đúc tượng người bằng vàng
                      nặng 54 kg để tặng đối phương. Ngay sau khi Tưởng rút quân, để cố tránh cuộc chiến tranh Pháp -
                      Việt, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp 4 tháng để đối thoại (từ tháng 5 đến tháng 10/1946).


                                                               654
   651   652   653   654   655   656   657   658   659   660   661