Page 715 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 715

mặc dù ít nhiều cũng đều là đệ tử của Nho gia, là kẻ cai trị đứng trên dân chúng,
                      song sự nhìn nhận về dân chúng vẫn có phần trân trọng và nhân ái hơn.
                            Trần Quốc Tuấn (1232-1300) cho rằng cần phải trông cậy vào sức dân thì

                      mới thắng được giặc ngoại xâm.  Câu nói nổi tiếng của ông: “Khoan thư sức dân
                      để làm kế sâu rễ, bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” đã trở thành bài học
                      cho muôn đời.
                            Với Nguyễn Trãi (1380-1442), mặc dù ông diễn đạt lại câu nói của Tuân
                      Tử, nhưng truyền cảm và như một sự phát hiện mới về sức mạnh vĩ đại của nhân
                      dân: “Phúc chu thủy tín dân do thủy” (trong bài Quan hải), nghĩa là: Lật thuyền
                      mới thấy sức mạnh của dân như nước. Không chỉ “kính” dân, đề cao vai trò lịch
                      sử của nhân dân, Nguyễn Trãi còn xác định: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”
                      (Bình Ngô đại cáo), tức là coi “yên dân” mới là gốc, cũng là mục tiêu của việc
                      cứu nước. Cũng bởi vậy, nhân bàn về soạn lễ nhạc, Nguyễn Trãi khuyên vua Lê
                      Thái  Tông  (1433-1442):  “Xin  bệ  hạ  yêu  nuôi  muôn  dân,  để  chốn  xóm  thôn
                      không còn tiếng oán hận buồn than”.

                            Với vua Lê Thánh Tông (1460-1497), là người ở ngôi Thiên tử, đứng đầu
                      nhà nước phong kiến, ông tỏ ra rất nhuần nhuyễn lời dạy của cổ nhân và thấu
                      hiểu nỗi khổ của dân. Trong bài Hỉ cốc thi, ông viết: “Tề dân đương dĩ thực vi
                      thiên”, tức là việc nuôi dân phải lấy sự ăn làm “trời”, làm mối lo đầu tiên. Câu
                      này được nhiều nhà nghiên cứu đời sau nhắc đến để ca ngợi tấm lòng nhân ái,
                      thương dân sâu sắc của ông.
                            Đến Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), một trong những nhân vật có ảnh
                      hưởng lớn nhất của lịch sử - văn hóa Việt Nam ở thế kỷ XVI, trong bài thơ Cảm
                      hứng, gần như ông đã tổng kết: “Cổ lai quốc dĩ dân vi bản/ Đắc quốc ưng tri tại
                      đắc dân” (tức là: Từ xưa đến nay, nước luôn lấy dân làm gốc/ Được nước, nên

                      biết là nhờ được lòng dân).
                            Lê  Quý  Đôn  (1726-1784),  trong  tác  phẩm  Quần  thư  khảo  biện,  viết:
                      “Gốc của nước vốn ở dân, sinh mệnh của Vua cũng ở dân, cường thần, nội
                      biến, địch quốc, ngoại hoạn cũng đều chưa đủ lo âu, nhưng lòng dân một khi
                      lung lay, tức là có mối lo ở đó”. Tư tưởng coi dân là gốc của nước rõ ràng
                      không phải là phát hiện mới của Lê Quý Đôn, nhưng việc ông biết tiếp thu và
                      phát huy tư tưởng tiến bộ của người xưa cũng chứng tỏ nhân cách văn hóa và
                      đóng góp to lớn của ông.


                            2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân
                            Đến Hồ Chí Minh, ngay từ nhỏ đã được khai tâm từ nền giáo dục Nho học,
                      được “tắm” nhân dân và trong suốt cuộc đời Người luôn luôn suy nghĩ nung nấu
                      cho số phận của người dân. Bởi thế, lẽ đương nhiên Hồ Chí Minh là người tiếp
                      thu được nhiều nhất những tinh hoa triết lý phương Đông về dân - những triết lý
                      có tính khai sáng cho tư tưởng nhân dân của Người sau này. Điều đó sẽ được



                                                               713
   710   711   712   713   714   715   716   717   718   719   720