Page 717 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 717
Vẫn nói về nhân dân, Hồ Chí Minh cho rằng: “Trong thế giới không gì
mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Đến đây, ta thấy quan điểm của
Hồ Chí Minh vừa gần, vừa khác với quan điểm của Tuân Tử: “Quân giả chu dã,
thứ dân giả thủy dã, thủy tắc tải chu, thủy tắc phúc chu”. Điểm gần gũi giữa Hồ
Chí Minh và Tuân Tử là cả hai đều đánh giá sức mạnh của nhân dân là vô địch.
Nhưng điểm khác biệt giữa hai người lại rất cơ bản. Nếu như Tuân Tử có hàm ý
nhận xét về sự “lợi-hại” của dân chúng, kiểu triết lý của kẻ sĩ tỏ rõ sự sắc sảo khi
nhìn nhận thế sự và cao ngạo tự coi mình đứng trên cả dân chúng lẫn vua chúa
để phán bảo, thì Hồ Chí Minh thể hiện rõ Người không đứng ngoài, đứng trên
nhân dân, mà đứng hẳn về phía nhân dân và đại diện cho nhân dân. Người
không chỉ ca ngợi sức mạnh vô địch của nhân dân, mà còn chỉ ra rằng, cội
nguồn của sức mạnh đó chỉ có thể là sự đoàn kết, chung đúc ý chí và phối hợp
hành động. Một khi nhân dân biết đoàn kết thì không một thế lực cường quyền,
áp bức nào trên thế giới có thể địch lại được.
2.2. Nhân dân là gốc của nước
Nhân dân là vốn quý nhất của đất nước, vậy thì nước phải lấy dân làm
“gốc”, đó cũng là một lôgíc biện chứng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Như đã
dẫn ở trên, các nhà Nho học tiền bối cũng từng nói về “Nước lấy dân làm gốc”.
Tuy nhiên, mục đích của triết lý đó vẫn là bài học của nghệ thuật cai trị, nhằm
làm dịu mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và tầng lớp bị trị vốn gay gắt trong
suốt chiều dài của lịch sử chế độ phong kiến Nho giáo, cả ở Trung Hoa và Việt
Nam. Đó là những lời dạy, nhắc nhở tầng lớp cai trị (quân tử) chớ có khinh xuất
bỏ qua việc “an dân” để tránh hiểm hoạ cho chế độ. Không những thế, quan
điểm “lấy dân làm gốc” của Nho giáo chỉ được truyền dạy trong nhà trường, mà
hiếm khi được giới cầm quyền thi hành. Hiện tượng khởi nghĩa nông dân liên
tục nổ ra chống lại triều đình phong kiến trong lịch sử Việt Nam, Trung Hoa hay
bất kỳ quốc gia phong kiến Đông Á nào cũng đều phản ánh một thực tiễn: Quần
chúng nhân dân - những người “đẩy thuyền” để thiết lập nên các triều đại đó, đã
bị giới cầm quyền phản bội, buộc họ phải đứng lên tìm cách “lật thuyền”, tự giải
phóng cho mình.
Không những thế, bên cạnh quan điểm “thân dân” của một số ít bậc hiền
triết Nho giáo, trong giới cầm quyền phong kiến Đông Á (mà hầu hết xuất thân
Nho gia) đã tồn tại qua hàng ngàn năm quan điểm phổ biến phân chia con người
trong xã hội thành hai hạng: Thượng trí và hạ ngu. “Thượng trí” là giới có học,
cầm quyền, được gọi là “Quân tử” (Người cai trị) chiếm số ít, còn “hạ ngu” là
người lao động chân tay, bị trị, không có học, chiếm số đông. Họ cũng tin rằng
sự phân biệt này là không thay đổi (Duy thượng trí hạ ngu bất di) bởi số phận đã
an bài. Một kiểu phân biệt đẳng cấp mang tính phản nhân văn như vậy thử hỏi
làm sao vua chúa phong kiến có được thái độ thực sự “kính dân”, coi dân là
“gốc của nước” đây!
715