Page 505 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 505

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                  dân, đồng chí Võ Nguyên Giáp còn có bài trong số 30, ngày 16/4/1937 điều
                  tra về tô ruộng ở phủ Thường Tín - Hà Đông với tiêu đề “Người ta bóc lột

                  nông dân như thế nào?”, “Tô ruộng”, “Điều tra”. Sau khi nói tới sự thống khổ
                  của người nông dân về tô tức, tác giả đã kiến nghị: Vì nông dân, chúng tôi
                  yêu cầu có một đạo luật được ban hành nhằm quy định tiền lĩnh canh. Đạo

                  luật đó nhất thiết phải hướng tới việc giảm tỷ lệ tô ruộng và bãi bỏ tất cả
                  những tô phụ đè nặng lên nông dân.
                      Ngòi bút chiến đấu sắc sảo của đồng chí Võ Nguyên Giáp còn thể hiện
                  qua những bài viết về các vấn đề chính trị. Bài viết “Chống trở lại Hiệp ước

                  ngày 6/6/1884” của đồng chí là đòn đánh đầu tiên vào mưu đồ đen tối của
                  thực dân Pháp phản động và bọn bảo hoàng tay sai muốn đưa Bắc Kỳ trở lại
                  ranh giới được quy định ở hiệp ước. Qua báo chí, đồng chí Võ Nguyên Giáp

                  khẳng định quan điểm: “Vì độc lập quốc gia của An Nam và bằng chủ nghĩa
                  xã hội, đó là giải pháp duy nhất có thể dẫn chúng ta tới một số phận tốt đẹp
                  hơn, vả lại tiến trình lịch sử đòi hỏi như vậy” . Trong bài “Vì tự do của các
                                                                      1
                  hội và đảng chính trị” số 9, ngày 13/11/1936, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã

                  phác thảo sự phát triển của lịch sử tư tưởng chính trị nước ta dưới sự thống
                  trị của thực dân Pháp. Bài viết thể hiện một ngòi bút triết lý sâu sắc, đòi hỏi
                  Chính phủ Pháp phải ban hành sắc lệnh về tự do tư tưởng, tự do lập hội ở

                  Đông Dương, phù hợp với đường lối đấu tranh cách mạng trong giai đoạn này.
                      Báo Le Travail tồn tại được 7 tháng với 30 số báo. Đến ngày 16/4/1937, tờ
                  báo bị thực dân Pháp buộc phải đóng cửa.
                      Trong thời gian này, đồng chí Võ Nguyên Giáp vừa làm nhiệm vụ biên
                  tập, viết báo, vừa tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội của giới báo

                  chí. Nhân sự kiện Chính phủ Pháp cử J. Godart dẫn đầu phái đoàn chính
                  phủ sang Đông Dương điều tra tình hình, qua đó Chính phủ Pháp có thêm
                  cứ liệu để ban hành những chính sách mới thích hợp cho các thuộc địa của

                  Pháp, ngày 20/9/1936, Võ Nguyên Giáp cùng với giáo sư các trường tư Hà Nội,
                  đặc biệt là Trường Thăng Long họp bàn lập Ủy ban lâm thời tiếp phái đoàn
                  điều tra của Chính phủ Pháp sang Đông Dương. Đồng chí Võ Nguyên Giáp
                  được bầu làm Thư ký Ủy ban.

                  _______________

                      1. Nguyễn Thành: Hoạt động báo chí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nxb. Lý luận chính
                  trị, Hà Nội, 2005, tr.52.

                                                                                                   503
   500   501   502   503   504   505   506   507   508   509   510