Page 509 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 509
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
báo Dân chúng (cơ quan của Trung ương Đảng). Đồng thời, đồng chí
Võ Nguyên Giáp còn xuất bản sách Muốn hiểu rõ tình hình quân sự ở Tàu
và Vấn đề dân tộc ở Đông Dương. Với bút danh Vân Đình, đồng chí Võ
Nguyên Giáp viết xong cuốn Lược sử cuộc đại cách mạng Pháp nhưng chưa
kịp xuất bản thì Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-1939) đã đánh dấu sự trưởng thành,
nhạy bén, sắc sảo và vững vàng của đồng chí Võ Nguyên Giáp. Những hoạt
động báo chí của đồng chí Võ Nguyên Giáp trong thời kỳ này chứng tỏ tác
giả có khối lượng kiến thức khá sâu rộng về nhiều mặt và bản lĩnh chính trị
vững vàng, tư duy khoa học, cách mạng. Những bài báo, bài viết của đồng
chí Võ Nguyên Giáp trên nhiều lĩnh vực đã góp phần giải thích đường lối,
chính sách của Đảng, vạch trần những thủ đoạn áp bức, bóc lột của chế độ
thuộc địa tàn bạo và phong kiến thối nát, phản ánh các phong trào đấu
tranh và nguyện vọng của nhân dân, chống lại những luận điệu và hành
động chia rẽ, phá hoại của kẻ thù, từ đó vận động nhân dân đấu tranh theo
đường lối, chủ trương của Đảng qua từng thời kỳ. Là một trí thức cách
mạng, hiểu biết sâu rộng, những bài báo của đồng chí Võ Nguyên Giáp mang
hàm lượng trí tuệ rất lớn. Đây chính là kho tàng văn hóa lớn vô cùng quý
báu cần được giữ gìn, sưu tầm, bổ sung, khai thác, phát huy cho ngày nay và
các thế hệ mai sau.
Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, đồng chí Võ Nguyên Giáp không chỉ
dừng lại ở việc làm báo và viết báo mà còn tham gia vào các hoạt động chính
trị, xã hội rộng lớn. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã hoạt động có hiệu quả
trong bầu không khí chính trị ngoài nước và trong nước có lợi cho lực lượng
cách mạng, trong môi trường đội ngũ trí thức ưu tú yêu nước xả thân vì sự
nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Những cống hiến to lớn của đồng chí
Võ Nguyên Giáp trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ sẽ mãi là tấm gương cho
các thế hệ noi theo về sự nhiệt tình cách mạng, sự dấn thân hy sinh của đội
ngũ trí thức cách mạng.
507