Page 506 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 506

ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...

                      Ngày 25/1/1937,  đại diện các tờ báo bị cấm gồm 12 người, trong  đó có
                  Võ Nguyên Giáp, họp ở nhà số 57, phố Doudart de Lagrée (nay là phố Hàm

                  Long), bầu ra Ủy ban báo bị cấm do Trần Huy Liệu làm Chủ tịch, Nguyễn
                  Mạnh Chất làm Thư ký. Ủy ban đã thông qua bức điện gửi J.Godart, đặc
                  phái viên của Chính phủ Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương, lúc đó

                  đang  đi thăm Vịnh Hạ Long. Khi J.Godart về Hà Nội, ngày 5/2/1937,
                  Võ Nguyên Giáp dẫn đầu Đoàn đại biểu báo Le Travail đến tận nơi ở của
                  J.Godart để trực tiếp trình bày tình cảnh và yêu cầu của nông dân.
                      Sau khi báo Le Travail đóng cửa, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng toàn bộ

                  lực lượng biên tập viên, cộng tác viên chuyển sang báo Rassemblement (Tập
                  hợp), xuất bản tại Hà Nội, đồng chí Võ Nguyên Giáp là người chỉ đạo biên
                  tập. Rassemblement là tuần báo chính trị xuất bản thứ 6 hằng tuần tại Hà

                  Nội bằng tiếng Pháp. Báo do đồng chí Đặng Xuân Khu (Trường Chinh), Xứ
                  ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ trực tiếp chỉ đạo. Tờ Rassemblement ra được 5 số (số 1
                  ra ngày 16/3/1937, số cuối ngày 4/5/1937) thì đóng cửa và thay vào đó là tờ
                  En Avant (Tiến lên), xuất bản số 1 vào ngày 20/8/1937, nhằm theo kịp phong

                  trào cách mạng đang phát triển trong hoàn cảnh đã thay đổi theo hướng có
                  lợi cho các lực lượng yêu nước và cách mạng.
                      Trong Hội nghị báo giới Trung Kỳ khai mạc ngày 27/3/1937,  đồng chí

                  Võ Nguyên Giáp với tư cách  đại biểu báo chí cách mạng Bắc Kỳ của tờ
                  Rassemblement và Hà Huy Giáp của báo  Tiếng trẻ, kêu gọi các nhà báo
                  thành lập một Mặt trận thống nhất đòi quyền tự do báo chí. Tại Hội nghị,
                  Võ Nguyên Giáp gặp lại những người bạn hoạt động báo chí ở Huế, đặc biệt
                  gặp và trao đổi về báo chí, về tình hình cách mạng trong và ngoài nước với

                  đồng chí Phan Đăng Lưu.
                      Thời gian này, Xứ ủy Bắc Kỳ lập ra Ủy ban vận động cách mạng nửa hợp
                  pháp do đồng chí Đặng Xuân Khu phụ trách. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được

                  chỉ định là thành viên của Ủy ban này. Ủy ban có trách nhiệm chỉ đạo thực
                  hiện đường lối chính trị của Đảng đối với báo chí công khai. Sau khi tham dự
                  Hội nghị báo giới Trung Kỳ, trở lại Hà Nội, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã báo
                  cáo với Ủy ban hành động nửa hợp pháp về thành công của Hội nghị báo giới

                  Trung Kỳ và những kinh nghiệm làm báo quý báu của Phan  Đăng Lưu.
                  Đồng chí  đã  được trao nhiệm vụ cùng với các  đồng chí Khuất Duy Tiến,
                  Trần Huy Liệu, Đào Duy Kỳ, Tư Nghĩa tổ chức Hội nghị báo giới Bắc Kỳ.


                  504
   501   502   503   504   505   506   507   508   509   510   511