Page 507 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 507
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Hội nghị báo giới Bắc Kỳ họp lần thứ nhất vào 7 giờ 30 phút sáng
ngày 24/4/1937 tại một nhà thờ họ ở phố Vải Thâm, 200 người viết báo ở
Hà Nội đã dự họp, thống nhất ra kiến nghị gửi Chính phủ Pháp đòi tự do
báo chí. Lần thứ hai Hội nghị họp lúc 8 giờ 30 phút tối ngày 9/6/1937,
được tổ chức tại gác Hội quán thể dục (gần Câu lạc bộ quốc tế hiện nay)
gồm 137 người tham dự. Hội nghị bàn việc thành lập Nghiệp đoàn Báo
giới và bầu Ban trị sự.
Cũng trong thời gian này, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng đồng chí
Trường Chinh biên soạn tác phẩm Vấn đề dân cày, tập 1 và tập 2 dưới hai
bút danh Qua Ninh (Đặng Xuân Khu) và Vân Đình (Võ Nguyên Giáp). Đến
giữa năm 1937, tập 1 cuốn sách đã được xuất bản và xuất hiện trong Hiệu
sách Dân chúng . Tác phẩm tố cáo tội ác của đế quốc và phong kiến, phản
1
ánh đời sống cơ cực của người nông dân Việt Nam, nói lên tầm quan trọng
của vấn đề ruộng đất và vai trò của người nông dân trong cách mạng. Đây là
một tác phẩm có giá trị lớn cho công tác chỉ đạo thực tiễn của Đảng ta lúc
bấy giờ.
Nhằm tập hợp đội ngũ trí thức đứng dưới ngọn cờ giải phóng, theo sáng
kiến của Xứ ủy Bắc Kỳ, Hội Truyền bá quốc ngữ được thành lập. Đồng chí
Võ Nguyên Giáp được bầu làm Phó Thủ quỹ kiêm Trưởng ban Dạy học. Sau
một thời gian chuẩn bị, Hội ra mắt quốc dân vào ngày 25/8/1938. Phong trào
truyền bá Quốc ngữ đáp ứng được lòng mong mỏi của quần chúng nhân dân
nên trong một thời gian ngắn đã lan rộng khắp cả nước, lôi cuốn sự tham gia
đông đảo của quần chúng nhân dân, đặc biệt là đội ngũ trí thức.
Dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng với
Đặng Thai Mai, Phan Thanh, Trần Đình Long, Vũ Đình Huỳnh, Nguyễn
Văn Chất... tiếp tục cho ra mắt tờ báo mới là Notre Voix (Tiếng nói của
chúng ta); ra số 1 ngày 1/1/1939. Đồng chí Võ Nguyên Giáp là biên tập viên
chính và cây bút chủ lực, được phân công viết khá nhiều đề tài. Theo thống
kê, trong 32 số báo Notre Voix có 30 số báo có bài của đồng chí Võ Nguyên
Giáp, 2 số chưa xác định được (số 17 và 19), hai bút danh được xác định của
đồng chí Võ Nguyên Giáp là Vân Đình và Hồng Thạch. Hơn một nửa tổng số
_______________
1. Xem Chương trình sưu tầm tài liệu, viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và
cách mạng Việt Nam: Võ Nguyên Giáp - Tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr.76.
505