Page 511 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 511
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Đồng chí Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng được giao nhiệm vụ cao cả .
1
Trước khi lên đường, trong cuộc gặp Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí Võ
Nguyên Giáp được truyền đạt chủ trương: “Chúng ta phải chuẩn bị phát
động chiến tranh du kích, vì phát xít Nhật sắp chiếm đóng hẳn Đông Dương,
rất có khả năng quân Đồng minh sẽ đổ bộ vào” và căn dặn khi sang Trung
Quốc gặp Nguyễn Ái Quốc, tìm hiểu thêm hoạt động của “Liên hiệp các dân
tộc bị áp bức ở Á Đông” . Với sự sắp xếp của tổ chức, đến ngày 6/5/1940, đồng
2
chí Võ Nguyên Giáp tới được Côn Minh, chính thức mở đầu cho thời gian
một năm rưỡi hoạt động ở Trung Quốc. Trong khoảng thời gian đó, đồng chí
Võ Nguyên Giáp di chuyển qua nhiều địa danh: 1- Thành phố Côn Minh của
tỉnh Vân Nam; 2- Thành phố Quế Dương của tỉnh Quý Châu; 3- Thành phố
3
Quế Lâm và huyện Tĩnh Tây của tỉnh Quảng Tây.
Lịch trình hoạt động của đồng chí như sau: đầu tiên tới Côn Minh, gần
một tháng sau thì gặp được Nguyễn Ái Quốc (6/1940) tại Thúy Hồ . Đầu
4
tháng 6/1940, được Bác Hồ cử đi học Trường Quân chính Diên An (Trường
Đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc). Tuy nhiên, trong hành trình để đến
Diên An (thuộc tỉnh Thiểm Tây), Võ Nguyên Giáp phải lưu lại ở Quế Dương
khoảng vài tuần để chờ phương tiện đưa đi Diên An. Nhưng sau đó, vì hủy
kế hoạch đi Diên An nên Võ Nguyên Giáp chuyển tới Quế Lâm hoạt động từ
cuối tháng 6/1940 đến tháng 11/1940 thì chuyển đến Tĩnh Tây . Sau ngày Bác Hồ
5
về nước (28/1/1941), Võ Nguyên Giáp cùng một số đồng chí ở lại Tĩnh Tây,
_______________
1. Hồi ký của đồng chí Đào Duy Từ, Lưu phòng tư liệu Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của
Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Xem Võ Nguyên Giáp - Tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr. 95.
3. Nay đổi tên thành Quý Dương, còn Quế Dương hiện nay là tên một huyện của tỉnh Hồ Nam.
4. Thúy Hồ - một danh thắng, được ví như hòn ngọc của thành phố Côn Minh, có diện
tích 21ha nhưng mặt hồ chiếm hết 15ha, nằm đối diện trường Đại học Vân Nam. Trước
đây, hồ có tên Cửu Long Trì, sau có tên Thái Hải Tử. Thời nhà Minh, quan chức hành
chính ở Vân Nam xây dựng các gian đình, trạm, quán nghỉ chân. Đầu thời nhà Thanh, Ngô
Tam Quế xưng vương ở Vân Nam đã xây dựng vương phủ ở phía tây của hồ. Đời Khang Hy
cho xây một lầu giữa hồ với tên gọi là Bích Kỳ Đình, rồi đổi tên Hải Tâm Đình. Sau đó,
Tổng đốc Nguyễn Văn Trúc cho đắp một con đê dài gọi là đê Nguyễn; chia Thúy Hồ thành
5 khu: Trung tâm đảo là nơi dừng nghỉ và thưởng ngoạn hồ cá theo lối kiến trúc nhà
Thanh, phía đông nam là Nguyệt Thủy Hiên và đảo Cá vàng, phía đông bắc có đảo Trúc và
hồ Cửu Long, phía nam là đảo Hồ Lô và cầu Cửu Điển, phía tây là Hải Tâm Đình.
5. Hoàng Tranh: Hồ Chí Minh với Quảng Tây, Nxb. Nhân dân Quảng Tây, 2006, tr. 73.
509