Page 21 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 21

một phòng tuyến bêtông vây quanh  đồng bằng Bắc Bộ và  phát
                           triển quân đội tay sai với quy mô lớn chưa từng thấy kể từ đầu
                           chiến tranh hòng khắc phục nạn khủng hoảng binh lực ngày càng
                           trầm trọng.  Điểm mới của kế hoạch  Đờlát là, lần  đầu tiên  xuất
                           hiện cụm từ “Việt Nam hoá chiến tranh” (Vietnamisation), nói lên
                           âm mưu dựa vào viện trợ của  đế quốc Mỹ  để xây dựng một  đội

                           quân tay sai bản xứ ngày càng lớn. Đờlát là người đi đầu trong việc
                           tạo  điều kiện cho  đế quốc Mỹ can  thiệp ngày càng sâu vào cuộc
                           chiến tranh  Đông Dương. Sau này, liên hệ những việc làm của
                           Đờlát đầu thập kỷ 50 của thế kỷ XX với cuộc chiến tranh xâm lược
                           của Mỹ hơn chục năm sau, trong cuốn Đường tới Điện Biên Phủ,
                           ông Giáp nhận xét rằng: “Với việc mở đường cho thực dân mới vào
                           Việt Nam, Đờlát đã mang đến cho ta một hiểm hoạ lâu dài”.

                              Một thuận lợi rất cơ bản đối với Đờlát là, ngay từ những năm
                           Chiến tranh thế giới thứ hai, ông ta đã có mối quan hệ rất thân
                           quen với nhiều tướng lĩnh hàng đầu của Đồng minh, như tướng Mỹ
                           Aixenhao (Eisenhower), tướng Anh Mônggômêry (Montgomery)...,
                           những người luôn sẵn sàng gây sức ép với chính quyền nhằm đáp

                           ứng yêu cầu viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương.
                           Thực tế cho thấy, kết quả viện trợ “hết mình” của Mỹ và Anh là
                           điều kiện cơ bản nhất giúp cho Đờlát triển khai khá thuận lợi kế
                           hoạch chiến lược nói trên. Tuy nhiên, trong mấy tháng xuân - hè
                           năm 1951, việc triển khai kế hoạch Đờlát gặp không ít khó khăn vì
                           quân ta mở liền ba chiến dịch tiến công trên các  chiến trường
                           trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Trong cả ba chiến dịch đó, điểm nổi

                           bật là Tổng Chỉ huy Pháp đã tận dụng điều kiện địa hình thuận lợi
                           để cơ  động lực lượng  ứng cứu và phát  huy  sức mạnh tối  đa của
                           binh khí, kỹ thuật hòng dựng lại tinh thần của ba quân đã suy sụp
                           nghiêm trọng sau thất bại ở biên giới mùa khô năm trước.
                              Lần đối phó quyết liệt đầu tiên là khi ông Giáp mở chiến dịch

                           tiến công trên  địa bàn Vĩnh Yên (Chiến dịch Trần Hưng  Đạo -


                                                                                            19
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26