Page 29 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 29
trường rừng núi: Tây Bắc, Trung Lào, Hạ Lào, Tây Nguyên và
Thượng Lào, đồng thời chỉ đạo quân dân vùng địch hậu trong cả
nước đánh mạnh để giam chân địch, hỗ trợ cho các chiến dịch tiến
công phía trước. Mỗi lần Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra đòn là
một lần Bộ Chỉ huy Pháp phải tung quân đi chữa cháy, khiến “cái
hầu bao cơ động chiến lược” mà Nava dày công ky cóp cứ teo dần,
teo dần. Chỉ mới ra quân đấu trí, đấu lực với Tổng Chỉ huy mới
trong đợt đầu của chiến cuộc đông - xuân 1953-1954, ông Giáp đã
biến hơn 40 tiểu đoàn cơ động của Tướng Nava từ chỗ tập trung
dày đặc trên một chiến trường trọng điểm là đồng bằng Bắc Bộ,
đến chỗ bị chia năm xẻ bảy lên chôn chân trên các chiến trường
rừng núi khắp Đông Dương, từ Điện Biên Phủ, Luông Prabang,
Mường Sài, đến Sênô, Plâyku, An Khê, Pắcxế. Trước khi bước vào
Chiến dịch Điện Biên Phủ, trong tay Tổng Chỉ huy Pháp chỉ còn
ngót 20 tiểu đoàn dự bị, tuy vẫn tập trung ở đồng bằng sông
Hồng nhưng không còn phát huy được chức năng cơ động nữa vì
luôn bị căng mỏng đối phó với chiến tranh du kích, nhất là dọc
con đường chiến lược số 5. Binh lực tăng viện cho các hướng đã
rất hạn chế, kể cả khi Điện Biên Phủ trở thành trung tâm điểm
của kế hoạch Nava. Trong đợt 1 của cuộc đấu trí, đấu lực mùa
khô 1953-1954, Nava đã thua một bước cơ bản. Ông ta quyết dồn
tâm lực vào bước tiếp theo - bước quyết định. Và những nước cờ
cuối cùng phân thắng bại giữa hai đại tướng trên cánh đồng
Mường Thanh cũng đồng thời là những nước cờ quyết định số
phận của kế hoạch chiến lược của đối thủ Pháp cuối cùng của
Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
Khi ông Giáp mở chiến dịch giải phóng Lai Châu, Tướng Nava
vội vã ném 6 tiểu đoàn xuống cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên
Phủ) với lý do công khai ban đầu là để ngăn không cho chủ lực đối
phương tiến quân sang Thượng Lào. Chừng nửa tháng sau, Nava
đi đến một quyết tâm mới có tầm quan trọng đặc biệt - một ý đồ
27