Page 28 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 28
cho Nava, Thủ tướng Mayê (R. Mayer) chỉ nêu một yêu cầu rất
thấp: “Hãy giúp Chính phủ tìm ra một lối thoát danh dự”. Lối
thoát danh dự là gì? Và nhất là thoát như thế nào? Tự tướng quân
tìm ra đáp số. Kể từ ngày 7/5 đáng ghi nhớ ấy, Đại tướng Tổng Chỉ
huy H. Nava trở thành đối thủ thứ bảy, đối thủ Pháp cuối cùng
của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
Tướng Nava xuất hiện trên chiến trường Đông Dương với
những sự kiện và những con số thật đáng chú ý. Chỉ sau một
tháng nghiên cứu, kế hoạch chiến lược 18 tháng được xây dựng
xong và nhanh chóng được tập thể Hội đồng Quốc phòng thông
1
qua . Điều kiện quan trọng nhất để thực thi kế hoạch đó vẫn là
viện trợ Mỹ và lần đầu tiên Oasinhtơn hào phóng đảm nhận tới
78% chiến phí của Pháp ở Đông Dương. Do đó, chỉ hơn nửa năm,
binh lực của Pháp và tay sai đã phát triển lên tới 48 vạn, gồm 286
tiểu đoàn các loại, trong đó khối cơ động chiến lược (báo chí phương
Tây gọi là quả đấm chiến lược) lên tới gần 50 tiểu đoàn, phần lớn
tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ. Thật dễ hiểu vì sao Tướng Nava lớn
tiếng tuyên bố: “Quyết chơi với ông Giáp một ván bài toàn hồng”.
Lần đầu tiên Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đứng trước một
đối thủ lắm tiền, đông quân, nhiều súng như thế. Vấn đề đặt ra là
phải làm sao vô hiệu hoá được khối cơ động chiến lược khổng lồ đó
của Nava. Cụ Hồ chỉ thị: Mở chiến dịch trên nhiều hướng chiến
lược quan trọng buộc địch phải phân tán binh lực đối phó. Bước
vào mùa khô 1953-1954, sau 8 - 9 năm chiến tranh, lần đầu tiên
ông Giáp đưa các đại đoàn chủ lực ra đánh năm đòn đồng thời, liên
tiếp và hỗ trợ lẫn nhau giữa năm hướng chiến lược trên các chiến
______________
1. Kế hoạch Nava gồm hai bước cơ bản: Phòng ngự ở miền Nam vĩ
tuyến 16 để tập trung xây dựng khối cơ động chiến lược mạnh làm công
cụ chuyển sang tiến công lớn ở miền Bắc, giành một thắng lợi có ý nghĩa
chiến lược để kết thúc chiến tranh “trong danh dự”.
26