Page 27 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 27
Mùa khô đến, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đứng trước một
câu hỏi lớn: Đâu là hướng tiến công chiến lược của các binh đoàn
chủ lực? Trong tay Bộ Thống soái có 6 đại đoàn dự bị chiến lược,
phải chọn hướng tiến công nào có thể tạo nên một chuyển biến
có tầm chiến lược, không thể trở về “đánh nhỏ” như có ý kiến
khêu gợi của bạn. Từ những kết luận về khó khăn trên chiến
trường trung du và đồng bằng trong xuân - hè năm 1951 và
những thuận lợi trên chiến trường rừng núi Hoà Bình vừa qua,
mùa khô này ông đi đến một quyết định có tầm chiến lược đặc
biệt quan trọng, đó là đề nghị với Trung ương cho chuyển hướng
tiến công của bộ đội chủ lực lên chiến trường rừng núi miền Tây -
một địa bàn có tầm chiến lược quan trọng đặc biệt về chiến lược
mà ông đã quan tâm ngay từ những ngày sau Cách mạng Tháng
Tám. Với sự chuyển hướng đó, Chiến dịch Tây Bắc cuối năm
1952 và chiến dịch phối hợp với quân đội Pathét Lào trên hướng
Sầm Nưa (Thượng Lào) mùa hè năm 1953, là hai đòn tiến công
không chỉ đem lại kết quả rất lớn về giải phóng nhân dân và
giải phóng đất đai có ý nghĩa chiến lược, tạo điều kiện xây dựng
một căn cứ địa rộng lớn trên miền Tây Bắc của Tổ quốc mà còn
giúp cách mạng nước bạn một chỗ đứng chân vững chắc ở Bắc
Lào và đặc biệt là tạo thế chiến trường thuận lợi cho việc triển
khai các kế hoạch chiến lược tiếp theo, trong đó có Chiến dịch
Điện Biên Phủ sau này.
Đúng vào những ngày ông Giáp đang chỉ đạo bộ đội truy kích
địch trên chặng đường 270 km trong Chiến dịch Sầm Nưa (Thượng
Lào) thì Pari lại quyết định thay tướng. Raun Xalăng ra đi, quyền
Tổng Chỉ huy chuyển sang tay Tướng Nava (Henri Navarre), một
viên tướng trẻ, trưởng thành từ nghề tình báo, có tiếng là tài ba về
nhãn quan chiến lược, không những được Thống chế Gioăng
(Alphonse Juin) đích thân tiến cử mà còn được Tổng thống Mỹ
Aixenhao gửi điện chúc mừng. Ngày 7/5/1953, khi giao nhiệm vụ
25