Page 25 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 25

Tướng  Đờlát cứ hy vọng, trong khi Tướng Giáp có phong cách
                           cầm quân riêng của mình, ngoài tầm suy nghĩ của tướng lĩnh Pháp.
                           Lượng sức mình, ông Giáp tạm thời tránh chỗ mạnh của địch là tập
                           đoàn cứ  điểm Hoà Bình, tập trung  đánh mạnh trên hai trục giao
                           thông trên bộ và trên sông, đặc biệt là đánh liên tục các đoàn tàu,
                           đoàn xe vận tải của quân Pháp trên đường số 6 (mà họ gọi là ống thực

                           quản khô) và trên sông Đà (ống thực quản ướt). Đó là hai con đường
                           tiếp tế huyết mạch nuôi sống toàn bộ quân Pháp trên mặt trận Hoà
                           Bình. Cũng trong dịp này, xuất hiện thêm một nét đặc sắc trong nghệ
                           thuật cầm quân của Võ Nguyên Giáp. Phán đoán tình hình vùng sau
                           lưng địch sơ hở vì chúng dồn quân ra mặt trận phía trước, ông cho hai
                           đại đoàn luồn qua phòng tuyến boongke tiến sâu vào vùng trung du
                           và đồng bằng sông Hồng, phối hợp với lực lượng vũ trang tại chỗ tiêu

                           diệt rất nhiều đồn bốt của địch, giải phóng gần 2 triệu dân trên một
                           diện tích 4.000 km  trong vùng địch hậu. Bị đánh mạnh trên cả hai
                                             2
                           mặt trận, Tướng Xalăng điều các GM 1, 3, 4, 7 như đèn cù từ trong
                           phòng tuyến ra ngoài rồi lại từ ngoài trở vào để đối phó nhưng vẫn
                           không cứu vãn được tình thế. Cái dạ dày Hoà Bình có nguy cơ bị teo

                           đi vì cả hai “ống thực quản” bị khống chế gay gắt, có thể bị cắt đứt
                           hẳn. Đúng lúc đó thì từ Pari bay sang một tin sét đánh: Tướng Đờlát
                           đờ Tátxinhi đã về chầu Chúa ngày 11/1/1952. Lập tức Xalăng quyết
                           định thu hẹp dần thế chiếm đóng và cuối cùng cho quân rút chạy
                           khỏi mặt trận Hoà Bình ngày 22/2. Bécna Phôn để lộ một chi tiết: Để
                           bảo đảm cho khối quân chừng 20.000 tên tháo chạy an toàn trong
                           suốt ba ngày, Pháp đã phải bắn trên 30.000 viên đại bác suốt từ Hoà

                           Bình, dọc đường số 6 về đến Xuân Mai. Sau này, trong hồi ký, Tướng
                           Xalăng thú nhận, chỉ đến 6 giờ sáng ngày 25/2, khi đơn vị cuối cùng
                           thoát chết chạy qua ngã tư Xuân Mai, “tôi mới thở phào nhẹ nhõm vì
                           vừa trút được một gánh nặng”.
                              Đó là sự thú nhận “thật thà” về thất bại của cuộc tiến công

                           đánh chiếm Hoà Bình cũng tức là thất bại trong ý  đồ giành lại


                                                                                            23
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30