Page 26 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 26
quyền chủ động chiến lược. Bécna Phôn dẫn lời một sĩ quan cao
cấp Pháp nói rằng: Với kết quả của “ván bài phiêu lưu” này, tôi
nghĩ rằng Tướng Đờlát đã chết đúng lúc để khỏi phải chứng kiến
thất bại của mình và buộc phải về vườn.
Được Pari tạm giao quyền từ tháng 1/1952 và giao chính thức
từ tháng 4, Tướng Xalăng trở thành đối thủ thứ sáu của ông Giáp.
Nỗi lo ngày đêm của Tướng Xalăng là làm sao cho vùng châu thổ
sông Hồng khỏi tiếp tục bị “ruỗng nát” (pourrissement). Thế rồi
chưa bao giờ những cuộc càn quét diễn ra khốc liệt như xuân - hè
năm 1952, gây cho ta rất nhiều tổn thất trong vùng sau lưng địch.
Dự kiến tình hình vùng địch hậu sẽ gặp khó khăn sau khi quân
Pháp từ Hoà Bình rút về đồng bằng, ông Giáp đã dựa theo tinh
thần chỉ thị của Ban Bí thư, ngày 28/2/1952 chỉ đạo các cơ quan Bộ
Quốc phòng - Tổng Tư lệnh phối hợp với các ngành hữu quan vận
dụng nhiều biện pháp tích cực, kiên quyết duy trì thế và lực cách
mạng trong vùng tạm bị chiếm. Do Tổng hành dinh triển khai
khẩn trương Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành
Trung ương về tình hình, nhiệm vụ chung và về nhiệm vụ quân sự
trước mắt và quán triệt phương châm đấu tranh trong vùng sau
1
lưng địch, lại do việc tổ chức hội nghị chuyên đề về chiến tranh du
kích và chủ trương cử các đoàn cán bộ vào địch hậu trực tiếp chỉ
đạo các địa phương bám đất, bám dân, giữ vững cơ sở chính trị và
vũ trang bí mật, duy trì phong trào chiến tranh du kích đánh địch,
chống càn, v.v. mà quân và dân vùng sau lưng địch đã hạn chế
được nhiều khó khăn do địch càn quét bình định gây nên. Suốt 7
năm, chưa bao giờ sự chỉ đạo của Tổng Tư lệnh đối với vùng địch
hậu khẩn trương và sâu sát, cụ thể như thế. “Bước chân du kích”
phải tiến kịp và hỗ trợ cho “bước chân chính quy”.
______________
1. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t. 13, tr. 43.
24