Page 569 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 569
Dọc đường, có nhiều nghĩa trang quy tập hài cốt các liệt sĩ
Trường Sơn. Ít, cũng vài trăm. Nhiều, lên tới cả vạn! Cây cỏ mọc
um tùm, hiếm khi có hương khói. Rất lạnh lẽo, cô quạnh. Cũng còn
tới hàng ngàn sinh mạng vẫn còn nằm đâu đó trong rừng sâu, giữa
đại ngàn Trường Sơn. Ông thắp những nén nhang, như bao người
khác còn đang hiện diện trên trần thế, để tri ân họ, mà bất giác giật
mình, đường để đi tới nơi họ nằm nhiều năm rồi, mà có cũng như
không! Ông ước nhanh có đường tốt, các nghĩa trang sớm được tu
sửa, để đồng bào cả nước tới thăm viếng.
Rất nhiều những câu chuyện tương tự như thế, làm cho ông
lặng đi cả giờ, khác với bản tính con người ông lạc quan, thậm chí
đôi lúc còn hài hước nữa! Ông nói nhỏ đến mức, như chỉ để nói với
riêng mình: “Hòa bình đã gần ba chục năm rồi, mà cái hạnh phúc
đơn sơ nhất của đời người, là có một đoạn đường tốt, đi lại dễ dàng,
mà đến giờ hàng chục triệu đồng bào vẫn chưa có để mà hưởng. Nói
gì đến văn minh, phát triển”. Ông nói vậy với tâm trạng như một
người biết lỗi của chính mình với ai đó!
Xây dựng lại đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh như là
một đòi hỏi tất yếu khách quan, như ông đã từng nói: “Đường mòn
Trường Sơn năm xưa đã góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc,
thì đường Hồ Chí Minh ngày nay không chỉ là con đường của thời
đại công nghiệp hóa, làm cho dân giàu nước mạnh, bảo vệ sự vẹn
toàn lãnh thổ quốc gia, mà còn là sự liên hệ máu thịt giữa hai miền
Nam - Bắc”.
Dường như những ấp ủ, ước vọng của ông về con đường ấy đã
được truyền cảm đến mọi người. Mặc có một số ý kiến trái ngược,
nhưng rồi đến tháng 8/1998, chủ trương xây dựng công trình đã
được Bộ Chính trị khóa VIII thông qua và chính thức đặt tên cho
công trình là đường Hồ Chí Minh. Một con đường, một gạch nối giữa
hai thế kỷ! Những người kế vị ông sau này, ông Phan Văn Khải và
ông Nguyễn Tấn Dũng, đã từng quan tâm sâu sắc, quyết tâm chỉ
đạo để biến từ chủ trương của Đảng thành hiện thực một con đường,
567