Page 572 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 572
Hậu quả là rất rõ ràng: tiến độ xây dựng, hoàn thiện, càng về sau
càng chậm. Hoặc, trong khi tập trung quá mức vào nhánh phía tây
(Khe Gát đến Khe Sanh; Đắc Rông đến Thạnh Mỹ), thì lãng quên
quá lâu một bộ phận rất quan trọng thuộc tuyến phía đông, là từ
Cam Lộ (Quảng Trị) đến Túy Loan (Đà Nẵng). Hoặc, thời gian tranh
luận dai dẳng về mấy cây số qua vùng Cúc Phương, còn dài hơn thời
gian thi công cả ngàn cây số trước đó cộng lại; hoặc, như việc lựa
chọn một số tuyến trong số nhiều đường ngang để đầu tư từng bước,
dường như không được nhắc đến, nên đã rất hạn chế tác dụng hỗ
trợ, liên vùng, nhất là trong mùa bão lũ. Hoặc, quy hoạch cụ thể dọc
tuyến đường mà Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành và địa
phương đều đã có, đã rõ, nhưng tổ chức thực hiện thì chưa được bao
nhiêu, v.v. và v.v.. Nhiều mắc mớ không đáng có, không được kịp thời
giải quyết. Vì vậy, kết quả thực hiện dự án bị hạn chế, chưa đạt được
những gì mà ông mong muốn. Ông nói: “Sai thì phải sửa, nhưng thời
gian có đợi ai đâu”.
Cũng vào lần cuối cùng thăm tuyến, ông đã dành thời gian tới
thăm một số Làng thanh niên lập nghiệp. Một trong số đó, là Làng
thanh niên lập nghiệp Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An.
Ở thời điểm ấy, đã có hơn 200 thanh niên gia nhập Làng thanh niên
lập nghiệp này. Trong đó có hai kỹ sư nông nghiệp, còn lại đều là
thanh niên đã học xong trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông.
Có người đã lập gia đình, có người chưa. Mỗi hộ được chia dăm bảy
hécta. Đất canh tác, chăn nuôi có; đất khoanh nuôi, trồng rừng có.
Toàn làng án ngữ trên hai mươi cây số đường biên giới. Đường sá, cơ
sở y tế... đều đã được hình thành. Các hộ đều đã tự túc, lo liệu được
cuộc sống của mình và bắt đầu có tích lũy. Ông rất vui và nói với mọi
người: “Tiềm năng của ta còn nhiều, cụ thể ở đây là tiềm năng về
đất đai và lao động. Nhưng tiềm năng ấy có được khai thác tốt hay
không, lại là con người. Cách lập các vùng kinh tế mới, cũng phải
khác trước: Nhà nước tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội,
570