Page 670 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 670
khác đó chính là đồng chí Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng Chính
phủ, người mà anh em chúng tôi đã có thời gian làm việc và sống
cùng ông, thường quen gọi là anh Sáu Dân hoặc anh Sáu.
Một chiều tháng 8/1985, đoàn công tác của anh Sáu đang làm
việc tại Thành phố Hồ Chí Minh thì nhận được điện từ Hà Nội yêu
cầu kết thúc sớm công việc để về Hà Nội nhận nhiệm vụ mới. Chúng
tôi kết thúc mọi việc vào trưa ngày 7/8, còn buổi chiều mọi người
được nghỉ và chuẩn bị để sáng hôm sau trở về Hà Nội. Theo thường
lệ, anh Sáu mời cơm thân mật giới nghệ sĩ vào buổi tối. Chính nhờ
mối quan hệ thân thiết giữa anh Sáu với giới nghệ sĩ nên tôi có dịp
làm quen với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Lần nào cũng vậy, tôi trực tiếp
gọi điện mời và ra tận cổng đón Sơn. Nhiều lần gặp mặt nên chúng
tôi quen nhau. Tôi hâm mộ tài năng âm nhạc của Trịnh Công Sơn,
còn anh cũng thích thú nghe tôi kể những mẩu chuyện mà chúng tôi
gọi là “Những nẻo đường anh Sáu”. Có những chuyện cười ra nước
mắt, có những chuyện thực mà rất khó tin. Chính vì vậy mà chúng
tôi thân nhau hơn mức bình thường. Lần nào Trịnh Công Sơn cũng
có mặt và lúc ra về thường nán lại chỗ tôi ít phút. Có lần Trịnh Công
Sơn hỏi tuổi của tôi và nói: “Anh Ba tuổi Hợi, Sơn tuổi Mão, anh hơn
Sơn bốn tuổi, Hợi, Mão, Mùi là tam hợp đấy”. Tôi nói đùa: “Sơn cố
tìm một cô ca sĩ thật xinh đẹp và tuổi Mùi thì mới được gọi là tam
hợp chứ!” và chúng tôi cùng cười. Anh Sáu đặt tên cho tôi là Ba
Định, còn mọi người thường gọi tôi là anh Ba. Trong quan hệ riêng
chúng tôi thường xưng hô với nhau như thế. Lần này cũng vậy, lúc
ra về, Trịnh Công Sơn đến chào tạm biệt tôi và nói:
- Anh Ba cho Sơn gửi lời thăm chị và các cháu nhé.
- Cảm ơn Sơn, khi nào có dịp ra Hà Nội, mời Sơn đến thăm nhà
tôi và các cháu.
Tiện thể tôi hỏi thêm:
- Sơn đã ra Hà Nội lần nào chưa?
- Chưa.
- Mai có chuyên cơ bay ra Hà Nội, Sơn có muốn đi cùng không?
668