Page 231 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 231

không thể đối với nông dân các nước thuộc địa lúc đó. Nói điều này, cũng để
                      thấy,  vị trí đại biểu của Nguyễn Ái  Quốc tại  Hội nghị lần thứ nhất  Quốc tế
                      Nông dân là rất đặc biệt và to lớn.

                            Với  Đại  hội  V  Quốc  tế  Cộng  sản  diễn  ra  từ  ngày  17/6/1924  đến  ngày
                      8/7/1924, Nguyễn Ái Quốc sau rất nhiều hoạt động ở Liên Xô, cũng chỉ dự với
                      tư cách là đại biểu tư vấn. Do vậy, khi còn ở Pháp, mặc dù là người sáng lập
                      Đảng Cộng sản Pháp, nhưng với vị trí không phải lãnh đạo Đảng, lại trẻ tuổi và
                      xuất thân từ một nước thuộc địa và thực tế, cho đến Đại hội II Đảng Cộng sản
                      Pháp, tháng 10/1922, Nguyễn Ái Quốc đã phê bình Đảng chưa quan tâm đúng
                      mức đến vấn đề công tác ở các thuộc địa - một vấn đề thường trực, lớn nhất của
                      Người. Những điều đó nói lên vị trí, tiếng nói của Người trong Đảng Cộng sản
                      Pháp nhưng không thể lớn đến mức được Đảng cử làm đại biểu tham dự một
                      Đại hội tầm cỡ như Quốc tế Cộng sản được.
                            Đặc biệt, về mục đích sang Liên Xô của Nguyễn Ái Quốc, đã được chính
                      Người  nói  đến  trong  hai  bức  thư  gửi  Quốc  tế  Cộng  sản.  Bức  thư  đề  ngày

                      11/4/1924, Người viết: “… từ lúc tôi tới Mátxcơva đã có quyết định rằng sau 3
                      tháng lưu lại ở đây, tôi sẽ đi Trung Quốc (tác giả nhấn mạnh-NV) để tìm cách
                      liên lạc với đất nước tôi. Bây giờ đã là tháng thứ chín tôi lưu lại và tháng thứ
                                                                                                   1
                      sáu tôi chờ đợi, vậy mà việc lên đường của tôi chưa được quyết định” . Ý này
                      tiếp tục được Người nhắc lại trong thư đề ngày 11/9/1924 sau Đại hội V Quốc tế
                      Cộng sản hơn hai tháng: “Tôi đã đến Mátxcơva vào tháng 7/1923. Tôi sẽ ra đi
                      sau 3 tháng lưu lại ở đây (tác giả nhấn mạnh-NV). Vì lý do này hay lý do khác,
                      việc lên đường của tôi đã bị hoãn hết tuần này sang tuần khác, rồi hết tháng này
                                         2
                      sang  tháng khác” .  Như vậy,  xét  về  thời  gian  là  “sau ba tháng”  tại  Liên Xô,
                                                                      3
                      Nguyễn Ái Quốc dự định sẽ đi Trung Quốc . Trong khi các tháng 7, 8, 9 năm
                      1923, không có một Hội nghị hay Đại hội của Quốc tế Cộng sản diễn ra ở đây.
                            Qua đây đã thấy rõ, mục đích ban đầu việc “điều động” Nguyễn Ái Quốc
                      sang Liên Xô, thì cả Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Pháp và ngay bản thân
                      Nguyễn Ái Quốc cũng đều không dự trù việc Người tham dự một Hội nghị hay
                      Đại hội nào liên quan đến Quốc tế Cộng sản. Một phần do chủ quan của Nguyễn
                      Ái Quốc, nhưng phần lớn là từ Quốc tế Cộng sản đã dẫn đến việc Người lưu lại
                      Liên Xô đến tháng 11/1924. Và trong khoảng thời gian ở đây, Nguyễn Ái Quốc
                      đã có rất nhiều những hoạt động, trong đó, có việc Người tham dự Hội nghị lần
                      thứ nhất Quốc tế Nông dân.

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 273.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 327.
                            3. Qua đây, một vấn đề khác đặt ra, là liệu từ trước đến nay, có quan điểm cho rằng, mục đích
                      đến Liên Xô của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh là muốn gặp Lênin liệu có xác đáng không? Vì Lênin
                      đến tháng 1/1924 mới mất. Sau này, Hồ Chí Minh cũng chỉ nói là khi ở Nga, chưa gặp được Lênin mà
                      Người đã mất: “Đó là một điều ân hận lớn trong đời”.


                                                               229
   226   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236