Page 232 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 232

Từ những điều trên cũng thấy, việc Nguyễn Ái Quốc là đại biểu chính thức
                      dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân là “có vấn đề”. Có vấn đề, ngay từ
                      việc nó trái với mục đích ban đầu của sự “điều động” Người sang Liên Xô ở cả

                      phía Quốc tế Cộng sản lẫn Nguyễn Ái Quốc; trái với cả thành phần tham dự đại
                      hội như đã phân tích ở trên. Vậy, điều này được lý giải như thế nào?
                            Như  đã  nói,  phần  chủ  quan  với  Nguyễn  Ái  Quốc  chỉ  là  một  phần,  bởi
                      Người dự định ở Liên Xô chỉ ba tháng rồi đi Trung Quốc. Phần chính là từ phía
                      Quốc tế Cộng sản.
                            Chúng ta phải thấy bối cảnh lúc đó, Quốc tế Cộng sản được Đảng Cộng sản
                      Liên Xô sử dụng như một công cụ đối ngoại. Do vậy, khi thấy viễn cảnh ngày
                      càng mịt mùng của cuộc cách mạng vô sản ở phương Tây (nỗ lực cuối cùng của
                      cách mạng vô sản Đức vào tháng 10/1923 đã gặp phải sự thờ ơ của công nhân
                      Đức), Đảng Cộng sản Liên Xô đã toan tính quay sang chinh phục thế giới nông
                      dân rộng lớn ở phương Đông. Đó chính là nguyên nhân sâu xa của việc thành
                      lập tổ chức Nông dân quốc tế. Nhưng còn Nguyễn Ái Quốc, liệu có liên quan

                      trong ý đồ chiến lược này của Quốc tế Cộng sản?
                            Bởi tại sao Nguyễn Ái Quốc không được cử về Trung Quốc sau ba tháng
                      như dự tính ban đầu, mà phải đến một năm rưỡi sau? Hơn nữa, lại được Quốc tế
                      Cộng sản “trưng dụng”, ngay cả khi đã thấy những tư tưởng trái chiều từ Người?
                      Đối với riêng Quốc tế Nông dân: Tại sao Nguyễn Ái Quốc được cử tham dự,
                      thậm chí được đề cử và trúng Ủy viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân? Điều
                      này có phải đơn thuần do năng lực, bản thân Nguyễn Ái Quốc hay vì điều gì
                      khác? Và cũng phải chăng, chỉ do đáp ứng yêu cầu được về Trung Quốc hoạt
                      động của Nguyễn Ái Quốc, nên Quốc tế Cộng sản cử Người về đó và phân công
                      phụ trách Ban Phương Đông - Quốc tế Cộng sản, cũng như đảm nhận phụ trách

                      các nước phương Đông cho Quốc tế Nông dân, hay còn lý do nào khác? Theo
                      chúng tôi, xuất phát từ cả hai phía: từ chính những ảnh hưởng, uy tín hoạt động
                      quốc tế của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, và từ những tính toán chiến lược
                      của Quốc tế Cộng sản.
                             Có thể nói, thời kỳ này, trong bản thân Liên Xô cũng đã có những thay đổi.
                      Chủ  nghĩa  cộng  sản  thời  chiến  chuyển  sang  NEP,  thỏa  hiệp  với  nông  dân.
                      Không thể chờ đợi sự “bổ sung” của “cuộc cách mạng thứ nhất” ở châu Âu,
                      Liên Xô buộc phải tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một nước. Về đối
                      ngoại, Liên Xô cần tranh thủ các nước ngoài châu Âu như một trong những cố
                      gắng phá vỡ vòng vây cô lập. Và Trung Quốc với chính quyền Tôn Dật Tiên
                      đang có chính sách “liên Nga, thân cộng”, thêm nữa, đây còn là đất nước rất hợp
                      với chiến lược chinh phục thế giới nông dân ở phương Đông như trên đã đề cập.

                      Do vậy, Trung Quốc đã trở thành đối tượng hợp tác chủ yếu của Liên Xô lúc này.
                            Tất cả những  yếu tố trên đây đã đưa Nguyễn Ái Quốc tới Liên Xô năm
                      1923. Từ Liên Xô, Người sang được Trung Quốc cũng hoàn toàn nhờ kế hoạch,


                                                               230
   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236   237