Page 235 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 235
Cộng sản có mặt ở đây như Kalinin lúc này là Ủy viên Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Liên Xô (sau đó, ông là Ủy viên Bộ Chính trị từ 1926 và
Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô, từ tháng 01/1938 đến tháng
03/1946). Vì chúng ta cần lưu ý là, Nguyễn Ái Quốc dự định ở Liên Xô chỉ ba
tháng. Do đó, một trong những dự định của Người khi có mặt ở Liên Xô là được
gặp những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Quốc tế Cộng sản, nhằm góp ý trực tiếp
và đề đạt những vấn đề ấp ủ từ lâu, như có thể dựa vào Quốc tế Cộng sản làm áp
lực với những Đảng Cộng sản châu Âu, đồng thời, vận động sự giúp đỡ tích cực
và thiết thực của Quốc tế Cộng sản đối với vấn đề thuộc địa. Điều này, thực tế
đã nhiều lần xảy ra sau đó: Ngày 5/2/1924, Người viết thư gửi Dinôviép (Chủ
tịch Quốc tế Cộng sản) “vui lòng cho gặp” để “được thảo luận với đồng chí về
vấn đề thuộc địa”; Ngày 15/3/1924, Người tiếp tục viết thư gửi Dinôviép “nhắc
lại đề nghị xin được gặp” để thảo luận vấn đề thuộc địa của Pháp; Tiếp đó,
Người còn viết thư xin gặp Pêtơrốp (Tổng Thư ký Ban phương Đông của Quốc
tế Cộng sản)… Qua đây, cho thấy, trong tám ngày gần gũi, làm việc cùng nhau
tại Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân và cả thời gian sau này với tư cách
là những người trong Đoàn Chủ tịch Hội đồng Quốc tế Nông dân, bằng sự thể
hiện của mình, Nguyễn Ái Quốc đã gây dựng uy tín bản thân và tạo lập một vị
trí nhất định của mình trên “chính trường” ở Liên Xô lúc đó. Điều này, có thể
lý giải một phần lý do từ việc sau đó Người được mời tham dự rất nhiều các
hội nghị, diễn đàn tổ chức ở đây, thậm chí cả việc được là đại biểu tư vấn,
được phát biểu trong Đại hội V Quốc tế Cộng sản; hay hình ảnh “tay trong tay”
giữa Nguyễn Ái Quốc với các đồng chí lãnh đạo tối cao của Quốc tế Cộng sản
như Dinôviép, Vôrôsilốp, Kalinin, Phơrunde trong Đoàn Chủ tịch cuộc mít tinh
vì hòa bình được tổ chức tại Mátxcơva ngày 6/7/1924; hay cả đến nhà thơ nổi
tiếng Liên Xô Ôxíp Manđenxtam, năm 1924 đã nhận xét: “Dáng dấp của con
người đang ngồi trước mặt tôi đây, Nguyễn Ái Quốc, cũng đang tỏa ra một cái
gì thật lịch thiệp và tế nhị… Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một thứ văn hóa,
1
không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai” ...
2) Việc được là đại biểu chính thức, được là Ủy viên trong Đoàn Chủ tịch
của một tổ chức trực thuộc Quốc tế Cộng sản, trong khi chưa phải là một nhân
vật quan trọng trong Quốc tế Cộng sản và nhiều điều kiện cá nhân khác đã nói ở
trên cho thấy, Nguyễn Ái Quốc thực sự trở thành một cán bộ cộng sản xác tín,
chuyên nghiệp. Và còn một điều khác, qua sự gắn bó và hoạt động với Quốc tế
Nông dân, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở Liên Xô một chỗ dựa vững chắc hơn
hồi còn hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp: Người đã gia nhập một tổ chức
cách mạng quốc tế được một nhà nước chính thức ủng hộ, bao bọc về nhiều mặt
(đường lối, chỉ đạo, huấn luyện, tài chính…). Đó thực sự đã và sẽ là điều kiện
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 462.
233