Page 234 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 234

1
                      tịch, gồm 11 đồng chí . Nguyễn Ái Quốc với uy tín, kinh nghiệm, hiểu biết về
                      nông dân các nước thuộc địa, nhất là qua những phát biểu của Người tại Hội
                      nghị, đã được các đại biểu đánh giá cao và tín nhiệm bầu là đại biểu duy nhất

                      của nông dân thuộc địa trong Đoàn Chủ tịch Hội đồng Quốc tế Nông dân. Từ
                      đây, ngoài việc phụ trách Ban Phương Đông, Quốc tế Cộng sản, Người còn đảm
                      nhận phụ trách các nước phương Đông cho Quốc tế Nông dân.
                            Với cương vị và trách nhiệm là Ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân,
                      trong thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã cùng với các đồng chí Ủy viên
                      khác trong Đoàn Chủ tịch, ký tên dưới 13 văn kiện quan trọng của Quốc tế nông
                          2
                      dân .  Ngoài  ra,  Người còn ký chung với Đoàn Chủ tịch nhiều văn kiện quan
                      trọng khác về chỉ đạo phong trào nông dân các nước thuộc địa và phụ thuộc.
                            Nguyễn Ái Quốc làm việc cho Quốc tế Nông dân ở Mátxcơva được hơn
                      một  năm.  Ngày  25/9/1924,  Người nhận  được quyết  định  của Ban  Chấp hành
                      Quốc tế Cộng sản về việc đi Quảng Châu, với nhiệm vụ trực tiếp theo dõi phong
                      trào nông dân châu Á, trước hết là phong trào nông dân Trung Quốc và phong

                      trào nông dân Đông Dương.
                            Như vậy, dù không như dự định ban đầu, Nguyễn Ái Quốc bị “kẹt” lại ở
                      Liên Xô. Song, chính vì vậy, Người đã có thời gian tham gia nhiều diễn đàn tại
                      đây. Trong đó, Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân vào tháng 10/1923 là
                      hội nghị quốc tế đầu tiên Người tham dự, vì thế nó có vị trí quan trọng.
                            Từ việc chuyển môi trường hoạt động từ Pháp sang Liên Xô - quê hương
                      của Lênin, của Cách mạng Tháng Mười, trụ sở của Quốc tế Cộng sản - đã nâng
                      tầm hoạt động và chuyển biến cả về chất và lượng trong hoạt động của Nguyễn
                      Ái Quốc. Song, trong hơn 4 tháng đầu ở Liên Xô, Người cũng chỉ có những hoạt
                      động nhỏ, lẻ, có tính chất tiếp nối thời kỳ ở Pháp như viết thư cho Đảng Cộng

                      sản Pháp nhấn mạnh sự cần thiết về vấn đề thuộc địa, viết một số bài gửi những
                      báo “cũ” ở Pháp như Le Paria (Người cùng khổ), La Vie Ouvrière (Đời sống
                      công nhân), L’Humanité (Nhân đạo)… Chính vì vậy, việc tham dự Hội nghị lần
                      thứ nhất Quốc tế Nông dân của Người, có thể xem là sự chuyển biến về “chất”
                      đầu tiên khi hoạt động ở Liên Xô (1923-1924). Bởi, chính việc tham dự Hội
                      nghị này, Nguyễn Ái Quốc:
                            1) Đã có điều kiện gặp gỡ, mở rộng và làm sâu sắc hơn mối quan hệ quốc
                      tế của mình, như với các đại biểu dự Hội nghị là lãnh tụ các Đảng nông dân, các
                      liên minh nông dân, đại biểu nông dân trong các nghị viện và chính phủ ở các
                      nước, nhưng trước hết và quan trọng là những người lãnh đạo trong Quốc tế
                      __________
                            1. Gồm: Xmiếcnốp (Nga Xôviết, Tổng thư ký Quốc tế Nông dân), Đômban (Ba Lan, Phó Tổng
                      thư ký Quốc tế Nông dân), Buốcghi (Đức), Vadây (Pháp), Rítlơ (Tiệp Khắc), Gôrốp (Bungari), Ghêrô
                      (các nước Xcăngđinavơ), Gơrin (Mỹ), Ganvan (Mêhicô), Ken Hayasi (Nhật Bản) và Nguyễn Ái Quốc
                      (Đông Dương, các nước thuộc địa).
                            2. Nguyễn Quốc Hùng, Hồ Chí Minh người chiến sĩ quốc tế, Sđd, tr. 37-38.


                                                               232
   229   230   231   232   233   234   235   236   237   238   239