Page 249 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 249

“Trong số 150 trung đoàn của quân đội Pháp, có 10 trung đoàn người da trắng ở
                      các thuộc địa, nghĩa là những người nửa bản xứ; 30 trung đoàn người châu Phi

                      và 39 trung đoàn người bản xứ các thuộc địa khác. Như vậy, một nửa số quân
                                                                 1
                      đội Pháp là tuyển mộ ở các thuộc địa” . Đặc biệt, trớ trêu thay, chính những
                      người lính da đen lại trở thành công cụ cho chủ nghĩa thực dân trong việc sát hại
                      các dân tộc da đen khác. Trong bài báo Đông Dương và Thái Bình Dương (đăng
                      trong Tập san Inprécor (Thư tín quốc tế), tiếng Pháp, số 18, ngày 19/3/1924),
                      Nguyễn Ái Quốc viết: “Chiến công đáng buồn của người Xênêgan là đã giúp
                      bọn quân phiệt Pháp giết hại anh em của mình ở Cônggô, Xuđăng, Đahômây,
                                    2
                      Mađagátxca” .  Trong  hoàn  cảnh  đó,  thân  phận  của  những  người  lính  da  đen
                      trong quân đội các nước chính quốc cũng không khác gì so với những người nô
                      lệ trước kia, thậm chí còn bi thảm hơn. “Nếu như những người nô lệ này khác
                      với những người nô lệ trước ở chỗ họ vác súng trên vai thay vì đeo xiềng xích
                      trên cổ thì hoàn cảnh của họ vẫn cứ tồi tệ hơn trước, bởi vì họ không bị gửi tới
                                                                                        3
                      các đồn điền và đồng ruộng, mà đơn giản là đến lò sát sinh” . Tàn bạo hơn, để
                      có thể thực hiện được việc bắt lính đối với người da đen, thì”người ta đã đốt nhà
                      cướp của của họ và sau đó, những nạn nhân ấy bị bắt đi lính cho đội quân tiên
                                                  4
                      phong của nền văn minh” . Có thể nói, qua ngòi bút của Nguyễn Ái Quốc, chủ
                      nghĩa thực dân đã không từ một thủ đoạn tàn bạo nào đối với nhân dân châu Phi.

                            Thứ ba là nạn bóc lột tài nguyên. Cũng như tất cả các vùng thuộc địa khác
                      trên thế giới, châu Phi cũng chứng kiến sự bóc lột một cách có hệ thống của chủ
                      nghĩa thực dân với những nguồn tài nguyên mà nơi đây có được. Nguyễn Ái
                      Quốc đã chỉ rõ: “Tất cả đều thuộc về họ: đất đai, tài nguyên thiên nhiên, cuộc
                      sống con người. Người bản địa bị mất mọi sở hữu, mất quyền làm người, bị xua
                      đuổi và truy bức, không có quyền mua cũng như bán các sản phẩm lao động của
                             5
                      mình” . Tất cả mọi thứ thu về lợi nhuận đều trở thành nguồn bóc lột của chính
                      quyền thực dân. “Bây giờ, khi các cánh rừng trống rỗng của châu Phi không cho
                      thêm cao su, những kẻ bóc lột bắt tay vào khai thác bông. Hệ thống bóc lột vẫn
                      như vậy, chỉ có thay vì để trộn máu mình với mủ cao su, những người da đen đổ
                                       6
                      máu vào bông” . Với nguồn lợi nhuận khổng lồ từ thuộc địa nên sự có mặt của
                      tư bản phương Tây như một cơn bão quét sạch mọi thứ trên đường đi của nó.
                      “Châu Phi xích đạo trước đây rất giàu cao su và đông dân cư. Khắp bề mặt nơi
                      này từng che phủ đủ loại trang trại. Trong 7 năm, 7 năm khủng khiếp nó biến

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 218.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 266.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 406.
                            4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 111.
                            5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 408.
                            6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 412.


                                                               247
   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253   254