Page 252 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 252

mùa cũng thấy có nông dân đi bới những đống rác ở thành thị, tranh thức ăn
                      thừa với chó. Còn khi mất mùa thì xác chết nông dân ngổn ngang ngoài đồng và
                                   1
                      trên đường” ... “Ăn uống thiếu thốn đã làm cho họ mắc đủ thứ bệnh tật và chết
                                                 2
                      rất nhiều, nhất là trẻ con” . Cũng như nhân dân các dân tộc thuộc địa ở khắp nơi
                      trên thế giới, sự áp bức dã man nhất về kinh tế đối với nhân dân châu Phi vẫn là
                      chính sách thuế khóa nặng nề, dù luôn trong cảnh đói kém, mất mùa. Ngoài ra,
                      chế độ lao dịch cưỡng bức cũng làm hao mòn đi giống nòi của người da đen.
                      Dưới ngòi bút sắc bén của Nguyễn Ái Quốc, tình cảnh đó được mô tả một cách
                      chân thực. “Năm đó hạn hán. Mùa màng mất cả. Toàn vùng đó ở châu Phi bị

                      khốn khổ. Người ta phải ăn cỏ và rễ cây. Các cụ già chết vì đói lả. Thế mà Chính
                                                                3
                      phủ khai hóa vẫn cứ bắt phải nộp thuế” ... “Sau những cuộc tàn sát thẳng tay thì
                      chính những chế độ lao dịch, khuân vác, lao động khổ sai, rượu cồn, bệnh giang
                      mai tiếp tục hoàn thành công cuộc tàn phá của sự nghiệp khai hóa. Kết quả tất
                                                                                   4
                      nhiên của chế độ ghê tởm đó là sự tiêu diệt giống da đen” . Cuối cùng, Người đi
                      đến kết luận có tính chất khái quát: “Lịch sử việc người Âu xâm chiếm châu Phi

                      - cũng như bất cứ lịch sử xâm chiếm thuộc địa nào - thì từ đầu đến cuối đều
                                                                  5
                      được viết bằng máu những người bản xứ” .
                            Thứ ba là sự bất công và hà khắc về pháp luật. Để có thể cai quản được
                      thuộc địa cũng như đàn áp được sự phản kháng của nhân dân châu Phi, các nước

                      thực dân phương Tây cũng đã áp đặt ở đây một hệ thống pháp luật vô cùng hà
                      khắc và bất công. Điều đó không chỉ được áp dụng cho người dân tại châu Phi
                      nói riêng mà còn cho toàn thể dân da đen nói chung: “người da trắng xét xử
                      người da đen, những người mà chỉ vì một chứng cớ màu da đen của kẻ bị xét xử
                                                    6
                      đã là một tội lỗi ghê gớm” . Điển hình như tại nước Mỹ với chế độ phân biệt
                      chủng tộc giữa người da trắng và người da đen, “Chỉ cần người da trắng buộc

                      cho người da đen một tội gì đấy, lập tức người da đen nọ bị bắt, bị đánh đập và
                      trong trường hợp may mắn nhất là bị tống vào nhà tù, còn rủi ra thì bị đưa đến
                      tòa án tự xử của đám tiểu thị dân mất trí. Không chỉ chuyện tố cáo, mà cả sự ngờ
                                                                                     7
                      vực nhỏ nhất cũng đe dọa người da đen phải vào tù và chết” .
                            Còn tại chính thuộc địa châu Phi thì tình trạng không tuân thủ pháp luật của

                      người da trắng là một hiện tượng phổ biến. Người châu Âu tự do quyết định số
                      phận và tính mạng của người châu Phi mà không cần đến luật pháp. Điển hình
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 308.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 308.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 351.
                            4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 352.
                            5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr. 352.
                            6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 431.
                            7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 431.


                                                               250
   247   248   249   250   251   252   253   254   255   256   257