Page 251 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 251
1
mạc của họ để khủng bố” . Trong bài báo Công cuộc khai hóa (đăng trên Tập
sanInprécor, tiếng Pháp, số 69, năm 1924), Nguyễn Ái Quốc đã viết một cách
khái quát: “Từ ngày người da trắng đặt chân lên bờ biển lục địa của người da
đen thì lục địa đó không lúc nào là không đẫm máu. Ở đó, những cuộc tàn sát
hàng loạt được Giáo hội cầu chúc phúc lành, được bọn vua chúa và nghị viện
phê chuẩn một cách hợp pháp, được bọn buôn người da đen đủ mọi hạng - từ
bọn buôn nô lệ xưa kia, cho đến bọn quan cai trị ngày nay ở thuộc địa - chăm
2
chú thi hành” . Để mô tả về sự tàn bạo trong cách giết người châu Phi của thực
dân phương Tây, Người đã có sự so sánh sinh động lối hành hình kiểu Linsơ,
dành cho người da đen ở nước Mỹ: “Nếu lối hành hình theo kiểu Linsơ của
những bọn người Mỹ hèn hạ đối với những người da đen là một hành động vô
nhân đạo, thì tôi không còn biết gọi việc những người Âu nhân danh đi khai
3
hóa mà giết hàng loạt những người dân châu Phi là cái gì nữa” . Do đó, những
cuộc tàn sát của chính quyền thực dân đã để lại hậu quả vô cùng to lớn đối với
các dân tộc châu Phi. Cũng bằng lối viết chi tiết, Nguyễn Ái Quốc đưa ra
những con số cụ thể để minh chứng cho điều này: “Những bộ lạc Hererô và
Cama ở thuộc địa cũ của Đức tại châu Phi đã hoàn toàn bị tiêu diệt, 8 vạn
người bị giết trong thời gian Đức chiếm đóng và 15.000 người bị giết trong
thời kỳ “bình định” năm 1914. Cônggô thuộc Pháp năm 1894 có 20.000 dân,
thế mà đến năm 1911 chỉ còn có 9.700 người. Trong một vùng, năm 1910 có
10.000 dân, sau đó 8 năm chỉ còn được 1.080 người. Trong một vùng khác với
4 vạn dân da đen, chỉ trong 2 năm đã có 2 vạn người bị giết, nửa năm sau 6.000
4
người nữa lại bị giết và bị thương tật” . “Tại những miền châu Phi thuộc Ý,
Tây Ban Nha, Anh và Bồ Đào Nha cũng có một chế độ cướp bóc, làm phá sản,
5
giết chóc và tàn phá một cách khủng khiếp như vậy” .
Thứ hai là sự áp bức nặng nề về kinh tế - xã hội. Hậu quả tất yếu từ sự khai
thác thuộc địa một cách vô hạn cũng như sự tàn bạo đối với con người mà chủ
nghĩa thực dân gây ra thì tình cảnh chung của nhân dân châu Phi là một đời sống
thấp kém, đói khổ và bệnh tật. Nguyễn Ái Quốc đã viết: “nông dân châu Phi
phải chịu cảnh cơ cực không thể chịu nổi, phải lao dịch liên miên và phải gánh
những thứ thuế má nặng nề. Sự cùng khổ của họ không sao tả xiết. Thiếu lương
thực nên họ phải ăn những thứ rau cỏ dại hay thóc gạo mục nát, vì thế mà bệnh
sốt, thương hàn, bệnh lao hoành hành trong nhân dân. Ngay những năm được
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 309.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 346.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 346.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 310.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 310.
249