Page 291 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 291

Bắc, 7.000 công nhân mỏ ở Hân Định đã được tổ chức thành những đội du kích
                      sẵn sàng chống lại quân đội Nhật Bản.
                            Như vậy, với vai trò là phái viên của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Nguyễn

                      Ái Quốc đã kịp thời nắm bắt tình hình cách mạng ở Trung Quốc, báo cáo về tổ
                      chức của Quốc tế Cộng sản, để từ đó những nhà lãnh đạo trong Quốc tế Cộng
                      sản có những chỉ đạo kịp thời cho cách mạng Trung Quốc.
                            Hai là, Nguyễn Ái Quốc báo cáo tình hình cách mạng ở Việt Nam với Quốc
                      tế Cộng sản.
                            Mặc dù chưa về nước hoạt động nhưng thông qua những nhà hoạt động
                      cách mạng trong Đảng Cộng sản Đông Dương, Người vẫn nắm bắt đầy đủ tình
                      tình về cách mạng Việt Nam và từ đó thông tin tới Quốc tế Cộng sản.
                            Trong  Thư  gửi  một  đồng  chí  ở  Ban  Phương  Đông  Quốc  tế  Cộng  sản,
                      Nguyễn  Ái  Quốc đã nêu  và  phân  tích  một cách  cụ  thể về  tình hình  Bắc  Kỳ,
                      Trung  Kỳ  và  Nam  Kỳ  của  Việt  Nam.  Phái cánh tả  của  Pháp  ở  Việt  Nam  đã
                      nghiêm cấm những tờ báo của tuần báo cộng sản hay tờ báo cơ quan của thanh

                      niên dân chủ như báo Đời nay, báo Dân muốn… Không để những tờ báo này
                      đến tay người dân ba kỳ đặc biệt là tầng lớp yêu nước. Đấu tranh của nhân dân
                      ba kỳ bị phái cánh tả của thực dân Pháp đàn áp mạnh, họ đua nhau tăng thuế và
                      bóc lột nhân dân. Bọn Nhật Bản hoạt động khá mạnh ở Đông Dương: “Một nhà
                      báo Pháp và một người bản xứ đã bị kết án 15 năm tù khổ sai vì làm gián điệp
                      cho Nhật Bản. Một sĩ quan Nhật Bản đã bị bắt giữ với chiếc cặp đầy tài liệu mật
                                                       1
                      về  phòng  thủ  Đông  Dương” .  Bài  được  viết  ngày  20/4/1939  tại  Quế  Lâm
                      (Quảng Tây), Trung Quốc.
                            Người cũng viết Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản vào cuối tháng 7/1939 về

                      phong trào đấu tranh chính trị ở Việt Nam bước sang trang mới và có tổ chức rõ
                      ràng: Phong trào công nhân ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ đấu tranh đòi tăng lương, giảm
                      giờ làm; Nông dân và tiểu thương cả nước phản đối tăng các loại thuế, giảm
                      thuế cho người nghèo và người thất nghiệp.
                            Bên cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc báo cáo với Quốc tế Cộng sản về tình hình
                      Nhật Bản đang nhòm ngó Đông Dương, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, xâm
                      nhập, hoạt động gián điệp tại khu vực trên. Trong khi tuyên truyền, họ lôi kéo
                      quần chúng và công khai kêu gọi quần chúng hãy thân Nhật và chống Trung
                      Quốc. Do đó, nhiều gián điệp của Nhật đã bị bắt ở Lào và Việt Nam.
                            Được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 2/1940, Nguyễn
                      Ái Quốc đến Côn Minh bắt liên lạc với các đồng chí trong Ban chỉ huy ở ngoài
                      của Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 10/1940, Nguyễn Ái Quốc cùng một số
                      cán bộ Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng lần lượt rời Côn Minh đi Quế Lâm. Khi đó

                      Nguyễn Ái Quốc công tác ở Văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm.  Cùng lúc đó,

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 152.


                                                               289
   286   287   288   289   290   291   292   293   294   295   296