Page 292 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 292
tờ Cứu vong nhật báo do Quách Mạt Nhược làm tổng biên tập từ Quảng Châu
rời về Quế Lâm.
Ngoài ra, dưới bút danh Bình Sơn, Nguyễn Ái Quốc còn viết một số tác
phẩm đăng trên tờ báo này như: ÔÔng-Trôi-Co-Mat, ngày 15/11/1940; Chú ếch
và con bò, ngày 24/11/1940; Trò đùa dai của Rudơven tiên sinh, ngày
27/11/1940; Hai chính phủ Vécxây, ngày 29/11/1940; Bịa đặt, ngày 1/12/1940;
Nhân dân An Nam và cuộc kháng chiến của Trung Quốc, ngày 4/12/1940…
nhằm chế giễu những trò bịp bợm của bọn xâm lược trên đất nước Trung Quốc
và đất nước Việt Nam. Trong số đó có những bài viết về sự ủng hộ của nhân dân
Việt Nam đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Quốc chống phát xít
Nhật, phản ánh mối quan hệ như môi với răng, thể hiện tình hữu nghị truyền
thống lâu đời giữa hai nước Việt-Trung.
Hạ tuần tháng 12/1940, căn cứ vào yêu cầu của cuộc đấu tranh cách mạng
ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc cùng các thành viên của Ban chỉ huy ở ngoài
Đảng Cộng sản Đông Dương rời Quế Lâm chuyển đến vùng biên giới Trung-
Việt thuộc huyện Tĩnh Tây. Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc từ Tĩnh Tây đặt
chân lên mảnh đất Việt Nam ở cột mốc biên giới 108 (nay là cột mốc 675).
Ngày 28/1/1941 trở thành ngày đặc biệt đáng ghi nhớ trong lịch sử Việt Nam,
cột mốc biên giới 108 cũng trở thành địa điểm đặc biệt trong lịch sử cách mạng
Việt Nam và lịch sử quan hệ hữu nghị Việt-Trung. Sau khi trở về Việt Nam,
Nguyễn Ái Quốc đã chọn Pác Bó làm cơ quan đầu não của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Nhưng vùng này hay bị bọn thực dân quấy rối nên thỉnh thoảng Hồ Chí
Minh phải lánh sang Tĩnh Tây. Trong những ngày Nguyễn Ái Quốc bôn ba ở
vùng biên giới Việt-Trung để hoạt động, chỉ đạo cách mạng Việt Nam, nhiều gia
đình bà con dân tộc thiểu số Trung Quốc đã trở thành nơi ở và làm việc của
Người.
Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam là một quá
trình không mệt mỏi từ khi đứng vào đội ngũ những người cộng sản Pháp, là cán
bộ của Quốc tế Cộng sản đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1920-1930).
Quá trình đó có thể chia làm hai chặng, tương ứng với hai thời kỳ kế tiếp nhau:
thời kỳ hoạt động trên nước Pháp; thời kỳ hoạt động trong Quốc tế Cộng sản
(Mátxcơva - Quảng Châu - Xiêm). Ở mỗi chặng, tùy vào điều kiện lịch sử cụ thể,
Nguyễn Ái Quốc sử dụng các phương tiện khác nhau, tiến hành những nội dung
tuyên truyền khác nhau và nhằm đạt những yêu cầu khác nhau. Nhưng xét theo
quá trình thì chặng trước tạo tiền đề cho chặng sau và chặng sau là kết quả của
chặng trước.
Để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã lựa
chọn những hình thức phù hợp với nhận thức của đồng bào Việt Nam. Xuất phát
từ chỉ dẫn của Lênin, rằng những người cách mạng phương Đông là phải diễn
giải, tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản bằng ngôn từ dễ hiểu nhất, trong suốt
290