Page 319 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 319

“TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, BÁC ÁI” TRONG HÀNH TRÌNH

                                       TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH



                                                                 ThS. HỒ YẾN LINH
                                                 Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh


                            Cuộc đời ai cũng có những con đường để đi đến mục tiêu. Nhưng cuộc đời
                      chỉ  dành  danh  hiệu  vĩ  nhân  cho  những  ai  biết  vượt  lên  trên  thời  đại,  đi  tiên
                      phong vận chuyển những tảng đá nổi, những tảng đá chìm để khơi dòng cho con

                      thuyền tiến bộ đi tới. Hồ Chí Minh là một trong số ít nhân vật làm được điều ấy.
                      Những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, lưỡi lê của cuộc xâm lược đã
                      được bọn thực dân che đậy bằng ánh sáng của văn minh khai hóa. Khẩu hiệu
                      “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” (Liberté, Egalité, Fraternité) giương cao nhưng mây
                      đen chiến tranh làm lu mờ tất cả. Tuyên ngôn và hiện thực, từ thực tế phũ phàng
                      ở Đông Dương, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã muốn tìm ra cho mình những
                      gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy. Bài nghiên cứu này xin được dành để viết về
                      hành trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh dưới một góc độ mới - Ảnh
                      hưởng của khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” trong suy tư và hành động của

                      Hồ Chí Minh.

                            1.  Ảnh  hưởng  của  khẩu  hiệu  “Tự  do,  Bình  đẳng,  Bác  ái”  đối  với
                      Nguyễn Tất Thành thời kỳ trước năm 1911

                            Những năm cuối thế kỷ  XIX,  phương Đông “bừng tỉnh”. Nền văn minh
                      mới với nhiều cách tân hiện đại đã đáp ứng được sự kỳ vọng và óc khám phá
                      của các sĩ phu cấp tiến. Cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều hồ hởi đón
                      nhận làn gió mới của văn minh dân chủ. Trong bối cảnh đó, khi mà các làn sóng
                      tân thư, tân văn lan truyền vào Việt Nam thì lý tưởng tuyệt đẹp “Tự do, Bình
                      đẳng, Bác ái” cũng trở thành “thỏi nam châm” thu hút sự tìm tòi, khám phá của
                      Nguyễn Tất Thành.
                            Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đồng ý với nhận định Hồ Chí Minh lần
                      đầu tiên tiếp cận với khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” là năm 1905. Tuy
                      nhiên trong sách Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc do Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc
                      phát hành đề cập đến một chi tiết quan trọng đó là từ năm 1902, Nguyễn Tất

                      Thành đã được theo cha đi tìm gặp các nhân sĩ yêu nước. Một cách tự nhiên, tâm


                                                               317
   314   315   316   317   318   319   320   321   322   323   324