Page 320 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 320
hồn thơ trẻ của cậu đã được đón nhận đầy đặn về tinh thần yêu nước, chí căm
thù giặc từ thế hệ tiền bối. Qua những buổi đàm đạo của các bậc cha chú về tình
hình trong và ngoài nước, cậu bé Thành thấy họ ca tụng các khẩu hiệu nổi tiếng
của cuộc Đại cách mạng Pháp. Đã có lần Người hỏi cha về khẩu hiệu này và dù
rằng ông Sắc chưa giải đáp được tường tận song đã định hướng cho con một
cách nhìn: “Điều mà con muốn biết, chính bọn cha cũng đang muốn biết. Cái lối
học “tầm chương trích cú” đã làm cho dân mình ngu si, đình đốn, không theo
kịp với đà tiến phát của hoàn vũ. Những từ mà con vừa nói đó là ba cái đích lớn
của cuộc cách mạng Pháp, đã được các sĩ phu Trung Quốc là ông Lương Khải
Siêu và Khang Hữu Vi dịch ra tiếng Hán để làm kim chỉ nam cho cách mạng
1
nước họ rồi du nhập sang nước ta được gọi là “tân thư” . Và như vậy, nên chăng
hiểu trước năm 1905, Nguyễn Tất Thành đã biết đến khẩu hiệu “Tự do, Bình
đẳng, Bác ái” nhờ sự khai tâm của cha chú mình.
Về phần Hồ Chí Minh, sau này (năm 1923) tại Mátxcơva, Người đã nói
với nhà báo và cũng là nhà thơ Xôviết Osip Mandelstam: “Khi tôi độ mười ba
tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối
với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế.
Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem
2
những gì ẩn đằng sau những chữ ấy” . Ở đây, nếu mở một vòng đơn để chú
thích về lời chia sẻ trên thì xin được nhấn mạnh đến chữ “nghe”. Nghĩa là
Người đã biết đến khẩu hiệu của Đại cách mạng Pháp thậm chí còn trước cả
khi Người trông thấy nó được treo ở đầu mỗi lớp học. Như vậy, người khai
sáng tư tưởng văn minh và khát khao tìm kiếm nơi Nguyễn Tất Thành ngay từ
nhỏ chính là các sĩ phu yêu nước, những nhà nho cấp tiến. Ở một góc độ nào
đó, tâm hồn thơ trẻ của Người đã đón nhận được sự chăm tưới từ “suối nguồn”
yêu nước của cha chú mình. Chính vì vậy mà “đất tốt” và ngay khi có “hạt
giống” Tự do, Bình đẳng, Bác ái gieo vào là “nảy lộc” ngay.
Nhưng “nghe qua” sẽ không thấm mà ảnh hưởng của “Tự do, Bình đẳng,
Bác ái” còn được Nguyễn Tất Thành thâu vào tầm mắt, suy tư khi theo học ở
Trường Pháp - Việt và Quốc học Huế.
Khoảng tháng 9/1905, Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành được ông
Nguyễn Sinh Sắc xin cho theo học lớp dự bị (préparatoire) tại Trường tiểu học
Pháp - bản xứ ở thành phố Vinh. Tại trường này, lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành
được nhìn thấy khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Lớp sơn khai hóa vẽ ở
đầu mỗi lớp học, đó phải chăng là một sự ru ngủ? Và nếu đúng như vậy thì liều
thuốc ấy đã phản tác dụng. Nó không làm cho những người “Indochina thuộc
Pháp” cảm thấy sung sướng hơn khi được sự “bảo hộ” của nước mẹ, mà ngược
__________
1. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, Đồng Tháp, 2008, tr. 49.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 461.
318