Page 321 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 321

lại đã làm nảy sinh trong Thành một suy tư. Người muốn biết phía sau ba bề nổi
                      hào nhoáng thì bảy phần chìm của “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” là gì?
                            Đến năm 1908, Người chính thức vào Trường Quốc học Huế, chính nhờ

                      ảnh hưởng của những thầy giáo tân học yêu nước và sự tiếp xúc với các sách
                                                                       1
                      báo tiến bộ, đã làm cho “trí tuệ văn hóa mở”  của Nguyễn Tất Thành hướng sự
                      tìm tòi ra thế giới bên ngoài. Một bên “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” và bên kia là
                      bọn thực dân Pháp tàn ác, dã man. Sự thắc mắc thôi thúc và để hiểu rõ “phần
                      chìm của tảng băng trôi” thì không đâu tốt hơn việc tìm hiểu từ chính nơi đã sản
                      sinh ra khẩu hiệu ấy.
                            Có thể thấy trước năm 1911, trong giai đoạn quan trọng định hình về nhân
                      cách thì Nguyễn Tất Thành đã sớm đặt sự quan tâm của mình vào khẩu hiệu “Tự
                      do, Bình đẳng, Bác ái”. Tư tưởng tiến bộ ấy bắt đầu thâm nhập và có ảnh hưởng
                      đến Người. Từ nhận thức, suy ngẫm cho đến hành động là một khoảng cách và
                      Hồ Chí Minh đã tiến một bước dài - vượt trùng dương bao la trên con đường tìm
                      ra chân lý. Có những cái rất nhỏ, rất vi mô nhưng lại ảnh hưởng sâu sắc đến

                      những cái vĩ mô khác. Luồng gió mát dân chủ tư sản làm sảng khoái tâm hồn
                      Nguyễn Tất Thành. Lý tưởng “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” thì tuyệt đẹp còn “hầu
                      bao” đau thương của dân tộc quá nặng nề. Và điều đó khiến cho Thành phải trăn
                      trở rất nhiều về cái rất ít nổi lên trên bề mặt câu chữ. Nhiều người chứng kiến
                      chỉ để biết nhưng với  Nguyễn  Tất  Thành  chứng kiến là để hành động.  Ngày
                      5/6/1911, Sài Gòn thay mặt Tổ quốc tiễn Người ra đi tìm đường cứu nước cho
                      dân tộc, trên con đường tìm ra chân lý “phía sau những chữ ấy là gì?”.

                            2. “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” trong hành trình tìm đường cứu nước
                      của Hồ Chí Minh

                            “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Điều này
                      thôi thúc Nguyễn Tất Thành tìm ra câu trả lời cho những bất công tồn tại. Trong

                      hành trình tìm đường cứu nước từ năm 1911-1920, đi qua mỗi địa danh, Người
                      đều rút ra những nhận xét, đánh giá phản ánh đúng bản chất chủ nghĩa thực dân.
                      Ở đất nước mình không có “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”, ở Pháp, Anh, Mỹ cũng
                      vậy và ở các thuộc địa Pháp thì lại càng không.
                            Ngày 6/7/1911, tàu cập cảng Marseille (Mácxây), bức chân dung cuộc sống
                      trên mảnh đất “văn minh” Pháp hiện ra với “những căn nhà ọp ẹp, tồi tàn”, khá
                      nhiều người Pháp “ăn mặc rách rưới” kèm theo đó là cảnh các cô gái phải bán
                      mình kiếm sống trong quán rượu... Đến đây thì Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu có
                      một cái nhìn đúng đắn về thời đại mình đang sống, chỉ trong năm đầu tiên trên
                      hành trình khám phá nhưng Người đã thu hái rất nhiều bài học giá trị, rằng: “Ở


                      __________
                            1. Vũ Quang Hiển, Khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” của Cách mạng Pháp với việc ra đi
                      tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành, theo website www.baocantho.com.vn, ngày 20/5/2021.


                                                               319
   316   317   318   319   320   321   322   323   324   325   326