Page 322 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 322
Pháp cũng có người nghèo như bên ta!” và “Tại sao người Pháp không khai hóa
1
đồng bào của họ trước khi đi khai hóa chúng ta?” . Người đã thấy sự văn minh
của những người Pháp tiến bộ và chứng kiến luôn cả sự nghèo đói được bày ra
ngay trên chính quê hương sản sinh ra khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”.
Tuy vậy, giai cấp tư sản trong quá trình thống trị đã tự tìm ra cho mình
những cách thức điều chỉnh phù hợp. “Chiếc áo đẹp” che đậy quan hệ bóc lột
được trang bị rất công phu bằng hào quang sáng ngời của “Tự do, Bình đẳng,
Bác ái”. Chính đáng và nghĩa hiệp! Cái xấu mà ngụy tạo cho mình thật đẹp còn
bản thân nó lại không có thành tâm thực tế, khai hóa văn minh, đó chỉ là “lớp
nước trong” nổi trên bề mặt còn “cặn bã” vẫn nằm dưới đáy khạp. Khuấy bản
chất lên sẽ thấy ngay sự ngầu đục cố hữu của nó. Và người đi tiên phong tìm ra
được bản chất, khuấy lên phần vẩn đục chính là Nguyễn Tất Thành: “… dưới
nhãn hiệu Tự do, Bình đẳng, Bác ái và nhân danh “nền dân chủ Pháp”, người ta
2
đang đầu độc một cách có hệ thống chủng tộc Đông Dương” , “Để che đậy sự
xấu xa của chế độ bóc lột giết người, chủ nghĩa tư bản thực dân luôn luôn điểm
trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng: Bác
3
ái, Bình đẳng, v.v..” .
Chân lý chỉ có một, sự thật chỉ có một nhưng để chạm tới được sự hiểu biết
ngọn ngành về cái gọi là chân lý hay sự thật lại đòi hỏi cả một quá trình nhận
thức “từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa đầy đủ đến toàn diện, và có khi nó dích
4
dắc...” . Người sang Pháp, song không chỉ dừng lại ở đó, mà đi khắp nơi trên thế
giới, tiếp xúc với nhiều hạng người và thực sự trải qua cuộc đời của một người
thợ. Cho nên, những kết luận được Người đưa ra có tính thuyết phục và sự thật
đằng sau những mỹ từ cũng trở nên chân thực, có cơ sở thực tiễn rộng lớn.
Những câu chuyện về cuộc hành trình đi vòng quanh các thuộc địa của
Pháp đã tiếp tục mở ra những trang bài học thực tế vô cùng sống động về bản
chất chủ nghĩa thực dân. Trên cơ sở được tận mắt chứng kiến việc thực dân Pháp
bắt những người da đen phải bơi ra chiếc tàu trong lúc biển nổi sóng dữ dội đã
giúp người An Nam trẻ đi đến một kết luận quan trọng: “Đối với bọn thực dân,
5
tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu” .
Kết luận này là kết quả của những chứng kiến hàng ngày và được phát ngôn ra
bởi chính trái tim của một người cùng khổ đã dấn thân vào cuộc sống lao động
chứ không phải bằng con mắt của một bậc hiền triết đứng cao hơn tất cả. Những
__________
1. Trình Quang Phú, Đường Bác Hồ đi cứu nước, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2007, tr. 69.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 61.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 93.
4. Mạch Quang Thắng, Hồ Chí Minh con người của sự sống, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2010, tr. 21.
5. Phan Ngọc Liên, Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2008, tr. 153.
320