Page 323 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 323
đánh giá, nhận xét được Hồ Chí Minh nêu ra ở giai đoạn này tuy mới trong thời
kỳ tìm tòi, khảo nghiệm nhưng chính sự dấn thân vào cuộc sống của người lao
động, bằng trái tim của một người nô lệ đã giúp cho mọi đúc kết ấy trở nên có
sức thuyết phục hơn bao giờ hết.
Cuối năm 1912, khi đặt chân đến Mỹ - một đế quốc trẻ trong làng tư bản
thế giới, Người đã thật sự bị hấp dẫn bởi những “quyền được sống, quyền tự do
và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Nhưng rồi bộ mặt của Harlem đã bày ra tất cả sự
xấu xa trong bức tranh hiện đại nước Mỹ. Sự xấu xa ấy không bắt nguồn từ hình
ảnh của những con người da đen mà toát lên từ chính hành động phân biệt chủng
tộc tại một nước được xem là văn minh nhất. Theo nhà sử học Mỹ, bà Josephine
Stenson, đáng lẽ ca ngợi ánh sáng tự do tỏa ra trên vòng nguyệt quế thì Nguyễn
Tất Thành đã ghi vào sổ cảm tưởng ý kiến riêng của mình: “Ánh sáng trên đầu
thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân thần Tự do thì người da đen
bị chà đạp, số phận người phụ nữ bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình
đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ
1
người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?” . Đặt lời cảm tưởng ấy vào thời
điểm bấy giờ ta thấy được những chuyển biến vô cùng quan trọng, bởi từ giờ
phút này người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã không chỉ sống cho
đồng bào mình mà Người còn chiến đấu cho cả nhân loại khổ đau.
Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời Mỹ sang Anh, đất nước “mặt trời
không bao giờ lặn”, Người đã được tận mắt chứng kiến phong trào đấu tranh đòi
độc lập của nhân dân Airơlen. Người gia nhập vào công đoàn thủy thủ nước Anh
và xuống đường tham gia biểu tình cùng với giai cấp công nhân nước này.
Vậy là chỉ từ một khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” trong hành trình
bôn ba hải ngoại đã giúp Hồ Chí Minh nhận thức rõ không chỉ người nô lệ da
vàng mà cả lục địa đen Châu Phi hay nhân dân da trắng ở chính quốc cũng chịu
chung một số phận bi đát. Hóa ra nơi tối nhất lại là dưới chân ngọn đèn. Cho nên
Người có sự phân biệt rõ ràng về bạn thù, phân biệt giữa nhân dân lao động
Pháp với bọn đế quốc thực dân.
Về ảnh hưởng của “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” trong suy tư và hành động
của Hồ Chí Minh, không thể không nhắc đến sự kiện Người gia nhập Đảng Xã
hội Pháp (năm 1918). Lưu ý rằng đến lúc này dù Người chưa tìm thấy con
đường nào để giải phóng cho dân tộc nhưng với kim chỉ nam: “đây là tổ chức
duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao
2
quý của Đại cách mạng Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái” thì Người đã có cho
mình một lựa chọn đúng đắn - tiếp cận với dân chủ tư sản phương Tây trước khi
__________
1. Mai Văn Bộ, Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh,
2007, tr. 6.
2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2005, tr. 48-49.
321