Page 370 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 370
luận khác. Ông Nguyễn nhức đầu vì khó hiểu.
Một hôm, ông Nguyễn đứng lên phát biểu:
- Các bạn thân mến! Các bạn đều là những người xã hội, rất tốt! Tất cả các
bạn đều muốn giải phóng giai cấp công nhân? Vâng. Như thế dù Đệ nhị, Đệ nhị
rưỡi, hay Đệ tam Quốc tế phải chăng cũng thế cả. Những Quốc tế ấy đều không
là cách mạng cả sao?... Dù các bạn gia nhập Quốc tế này hoặc Quốc tế nọ, các
bạn cũng phải đoàn kết nhất trí. Tại sao tranh luận nhiều thế? Trong khi các bạn
tranh luận ở đây, thì đồng bào chúng tôi đang rên xiết ở Việt Nam…”.
Mọi người cười, nhưng không phải là mỉa mai, mà là cười cảm tình với một
1
đồng chí non, chưa hiểu được vấn đề” .
Những năm 1919-1920 tại Paris không phải là quãng thời gian quá dài
trong hành trình 30 năm của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh ở nước ngoài, song
lại có ý nghĩa quan trọng, là thời kỳ có nhiều hoạt động sôi nổi, những chuyển
biến to lớn, mang tính bước ngoặt trong cả nhận thức và hành động thực tiễn của
Nguyễn Ái Quốc. Từ chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã bằng nhiều
phương thức tiếp cận với các nhân sĩ trí thức, các tổ chức chính trị - xã hội có xu
hướng ủng hộ cuộc đấu tranh ở các xứ thuộc địa, rồi lần tìm và đến được với chủ
nghĩa Lênin thông qua bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Kể từ thời điểm đó, chủ nghĩa yêu nước -
chủ nghĩa dân tộc đã được Nguyễn Ái Quốc lồng ghép với chủ nghĩa Mác-Lênin,
trở thành vũ khí của “con đường giải phóng”./.
__________
1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 51-53.
368