Page 374 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 374

Tréville vẫn tiếp tục tự học để nâng cao trình độ tiếng Pháp của mình sau những
                      giờ lao động mệt nhọc. Trong một môi trường hoàn toàn sử dụng tiếng Pháp như
                      vậy, lẽ tất nhiên là trình độ tiếng Pháp của chàng thanh niên phụ bếp được nâng
                      lên một cách rõ rệt, đủ để có thể bắt đầu một cuộc hành trình nhằm tìm kiếm
                      điều ẩn giấu đằng sau khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”. Người thanh niên

                      với cái tên Văn Ba ấy tiếp tục lênh đênh trên các con tàu chở hàng đi vòng qua
                      nhiều quốc gia ở Tây Nam Âu, Bắc Phi, châu Mỹ… mà qua đó, anh có thể học
                      được rất nhiều thứ, không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ mà còn là nền văn hóa, về
                      cuộc sống của những người dân thuộc địa bằng vốn ngôn ngữ của mình,.
                            Giai đoạn từ năm 1917 đến năm 1923 là khoảng thời gian để Nguyễn Ái
                      Quốc thực sự hoàn thiện các kỹ năng tiếng Pháp của mình. Điều này được thể
                      hiện thông qua hàng loạt các hoạt động yêu nước của Người trên đất Pháp như:
                      tuyên truyền, viết báo, tham gia hoạt động chính trị… Nhưng trước hết, Người
                      vẫn rất cần sự hỗ trợ giúp đỡ để hoàn thiện tư duy ngôn ngữ triết học, chính trị,
                      luật - thứ ngôn ngữ đỉnh cao của nền văn hóa Pháp, và người giúp Nguyễn Ái
                      Quốc  là  luật  sư  Phan  Văn  Trường.  Chính  luật  sư  Phan  Văn  Trường  đã  giúp
                      Nguyễn  Ái  Quốc  hoàn  thành  bản  Yêu  sách  của  nhân  dân  An  Nam
                      (Revendications  du  peuple  Annamite).  Nhằm  khắc  phục  những  hạn  chế  của
                      mình, Nguyễn Ái Quốc không ngần ngại học tập, viết văn bản báo chí, viết nghị
                      luận chính trị, viết văn học trào phúng, v.v… Ông Nguyễn tập viết bằng sự kiên
                      trì, làm việc khoa học mà dần thành thạo, rồi có tiếng trong làng báo. Bắt đầu
                      bằng các hoạt động giao lưu, tiếp xúc với các nhà hoạt động xã hội, các nhà hoạt
                      động chính trị, ông Nguyễn lập hội, ra báo không ngoài mục đích là phơi bày
                      những tội ác của chính quyền thực dân ở các thuộc địa, đặc biệt là ở xứ Đông
                      Dương, An Nam. Việc tham gia Đảng Xã hội Pháp đánh dấu một bước tiến quan
                      trọng trên con đường chính trị và trong nhận thức chính trị cùng tư duy chính trị

                      của Nguyễn Ái Quốc. Bởi trong thời gian này, chính Người đã được tiếp cận với
                      Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của
                      Lênin  bằng  tiếng  Pháp,  từ  đó,  Người  tán  thành  gia  nhập  Quốc  tế  thứ  III,  bỏ
                      phiếu thành lập Đảng Cộng sản Pháp vào tháng 12/1920. Từ đây, Nguyễn Ái
                      Quốc từ một người yêu nước đã trở thành một người cộng sản. Như vậy, có thể
                      cho rằng, tiếng Pháp chính là ngôn ngữ đã giúp cho Hồ Chí Minh tìm ra con
                      đường cứu nước.
                            Cũng giống như tiếng Trung, tiếng Pháp được Hồ Chí Minh sử dụng gần
                      như xuyên suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình cho đến cuối cuộc đời.
                      Nhờ tiếng Pháp mà Người đã thiết lập được các mối quan hệ thân thiết với các
                      nhà hoạt động xã hội, các chính trị gia, các lãnh tụ, các trí thức… không chỉ ở
                      nước Pháp, Đông Dương mà còn ở cả cộng đồng Pháp ngữ. Hai tác phẩm được
                      Người viết bằng tiếng Pháp thể hiện một trình độ tư duy sâu sắc về chính trị với
                      vốn ngôn ngữ uyên bác trong giai đoạn 1923-1925 là Đông Dương và Bản án




                                                               372
   369   370   371   372   373   374   375   376   377   378   379